1.1.2. Tình hình sinh vật gây hại
a. Cây hàng năm vụ xuân: Cây lúa xuân (ngậm sữa – vào chắc): Rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít gây hại rải rác; Cây ngô, cây lạc, đậu tương: Sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang gây hại rải rác; Cây mía (đẻ nhánh) Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại 2-4 %; Bọ hung gây hại rải rác tại một số ruộng đất soi bãi, mật độ nơi cao 1-2 con/hố;
b. Cây lâu năm: Cây chè (ra búp): Rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít gây hại, tỷ lệ hại trung bình 1-3%, nơi cao 5-6% số búp; Cây có múi; Nhện trắng, rám vàng gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá; Cây nhãn, vải (hoa – quả non); Bọ xít nâu gây hại, mật độ trung bình 1-2 con/cành, nơi cao 3-4 con/cành, non-trưởng thành; Bệnh chổi rồng, bệnh sương mai, nhện lông nhung gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 5-7 % số cành.
c. Cây lâm nghiệp (vườn ươm-1-5 tuổi): Sâu ăn lá gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số lá (sâu non); Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-3 tuổi, nơi cao 3-5% số cây; Bệnh thán thư, bệnh vàng lá, khô cành, khô ngọn gây hại rải rác trên cây bạch đàn tuổi 1-2, tỷ lệ hại nơi cao 2-4 % số cây.
1.2. Về chăn nuôi
1.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu: Tổng đàn là 91.690 con, giảm 1,1% (giảm 1.021 con) so với cùng kỳ năm 2021; đàn bò 37.571 con, tăng 2,52% (tăng 923 con), trong đó: Bò sữa 4.726 con, tăng 7,48% (tăng 329 con); đàn lợn: Tổng đàn là 544.292 con, tăng 2,17% (tăng 11.578 con); đàn gia cầm 6.953,14 nghìn con, tăng 3,34% (tăng 224,42 nghìn con), trong đó: Đàn gà là 6.160,17 nghìn con, tăng 3,82% (tăng 226,69 nghìn con).
1.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 701,42 tấn, tăng 0.13% (tương ứng với 2.189 con xuất chuồng) so với cùng kỳ năm 2021; đàn bò đạt 209,34 tấn, tăng 9,52% (tương ứng với 975 con), sản lượng sữa đạt 3.123,50 tấn, giảm 0,28%; đàn lợn đạt 5.022,55 tấn, tăng 10,44% (tương ứng với 61.618 con); đàn gia cầm đạt 1.535,02 tấn, tăng 1,75% (tăng 28,06 tấn), trong đó sản lượng gà đạt 1.308,40 tấn, tăng 2,42% (tăng 30,9 tấn).
1.3.3. Về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong tháng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh trong kỳ tăng 04 thôn/20hộ số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy: 217 con, trọng lượng: 3.727 kg.
- Các bệnh truyền nhiễm khác: Hiện nay trên địa bàn chưa xuất hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như công tác theo dõi giám sát được tăng cường thường xuyên, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các huyện thành phố để kịp thời xử lý ngay khi dịch bệnh xảy ra.
- Điều trị bệnh: Trên địa bàn các huyện, thành phố có một số gia súc, gia cầm ốm do mắc các bệnh Tụ huyết trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi, sán lá gan (đàn trâu,bò, tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); Niucatson, THT, cầu trùng,…(đối với đàn gia cầm), số gia súc mắc bệnh đã được nhân viên thú y xã phát hiện, điều trị khỏi: 213/220 con, trong đó: Trâu, bò: 23/23 con; đàn lợn: 190/197 con.
1.3.4. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ
- Công tác kiểm dịch vận chuyển ngoại tỉnh: Thực hiện nghiêm theo cơ chế “Một cửa”, đã kiểm tra, cấp 162 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ngoại tỉnh, trong đó: 105 chuyến vận chuyển 37.766 con lợn giết thịt; 53 chuyến vận chuyển 79.820 con gia cầm giết thịt; 02 chuyến vận chuyển 9.100 kg sản phẩm động vật đã qua xử lý nhiệt làm thức ăn chăn nuôi.
- Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y: Trong tháng, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố duy trì công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn các huyện, thành phố: Tại huyện Yên Sơn đã kiểm tra, đóng dấu: 132 con trâu, bò và 4.611 con lợn.
1.4. Về sản xuất lâm nghiệp
1.4.1. Công tác trồng rừng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh các đơn vị đang tiến hành triển khai rà soát các diện tích đất lâm nghiệp đủ điều kiện đưa vào thiết kế trồng rừng gỗ lớn, thâm canh rừng và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ước tính diện tích rừng trồng tập trung toàn tỉnh được 7.298 ha, tăng 17,25% so với cùng kỳ năm 2021; số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 733,28 nghìn cây.
1.4.2. Khai thác gỗ rừng trồng: Toàn tỉnh đã khai thác được 382.056,1 m3 gỗ, tăng 24,26% so với cùng kỳ. Trong đó, của các tổ chức khác được 40.587,73 m3; của hộ gia đình là 341.468,35 m3.
1.4.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng: Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào; Số vụ chặt phá rừng 1 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 0,36 ha. Đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 20 vụ, 4,405 m3 gỗ các loại; phạt hành chính và bán thanh lý tài sản 243 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 173 triệu đồng).
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Chỉ số phát triển công nghiệp
- Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 10,3% so với cùng kỳ, giảm 4,01% so với tháng trước, cụ thể như sau: Ngành khai khoáng tăng 34,69%, tăng 9,64%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,05%, giảm 5,46%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 20,1%, tăng 1,56%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 5,68%, giảm 2,43%.
- Tính chung 05 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 13,13% so với cùng kỳ năm trước, chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:
+ Ngành khai khoáng tăng 34,19%, nguyên nhân: Sản lượng đá, cát, barit tháng 5 tăng cao so cùng kỳ.
+ Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 17,05%, nguyên nhân do lượng mưa từ đầu năm ổn định làm cho sản lượng điện đạt cao hơn so với cùng kỳ.
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,79%, nguyên nhân: Do một số ngành chế biến tăng như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 22,64%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 25,73%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất tăng 8,39%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 59,43%...
+ Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,89%, nguyên nhân: Do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày càng tăng, với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu nước sạch cho khách hàng.
2.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
- Trong tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 106 triệu Kw, tăng 10,72%; điện sản xuất đạt 186 triệu Kw, tăng 43,02%; bột barit đạt 6.900 tấn, tăng 13,11%; xi măng đạt 125.000 tấn, tăng 16,27%; fepromangan đạt 1.400 tấn, tăng 250%; hàng may mặc xuất khẩu đạt 1.913 nghìn cái, tăng 44,97%; giày da đạt 750 nghìn cái, tăng 25%; gỗ tinh chế đạt 3.022 m3, tăng 34,96%,... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ như: Chè chế biến đạt 1.137 tấn, giảm 8,04%; bột felspat đạt 22.682 tấn, giảm 4,55%; trang in đạt 16 triệu trang, giảm 11,11%; giấy in viết, photo thành phẩm đạt 9.091 tấn, giảm 19,41%;...
- Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong 05 tháng đầu năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 466 triệu Kw, tăng 9,86%; bột ba rít đạt 16.900 tấn, tăng 113,82%; fepromangan đạt 5.720 tấn, tăng 259,75%; hàng may mặc xuất khẩu đạt 8.979 nghìn cái, tăng 8,64%; giày da đạt 2.790 nghìn cái, tăng 16,25%,.... Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước như: Đường kính đạt 7.736 tấn, giảm 38,39%; giấy đế xuất khẩu đạt 3.277 tấn, giảm 18,95%; nước máy thương phẩm đạt 3.059 nghìn m3, giảm 1,27%,...
3. Kết quả thu ngân sách nhà nước
- Tổng thu nội địa tháng 5/2022 ước thực hiện là 210 tỷ đồng, lũy kế đạt 1.159,2 tỷ đồng, đạt 42,9% dự toán, tăng 12,1% so với cùng kỳ.
- Số thu nội địa trừ tiền sử dụng đất và xổ số ước thực hiện tháng 5/2022 là 183,3 tỷ đồng, lũy kế đạt 908,1 tỷ đồng, đạt 41,7% dự toán, tăng 7,7% so với cùng kỳ.
4. Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 5 năm 2022 đạt 190.180 triệu đồng, tăng 31,76% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 166.004 triệu đồng, tăng 25,31%; cấp huyện đạt 22.356 triệu đồng, tăng 112,05%; cấp xã đạt 1.820 triệu đồng, tăng 37,57%.
Tính từ đầu năm, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện đạt 775.869 triệu đồng, tăng 55,96% so với cùng kỳ, đạt 20,75% kế hoạch, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 684.611 triệu đồng, tăng 53,18%, đạt 22,05%; cấp huyện đạt 80.140 triệu đồng, tăng 96,07%, đạt 13,55%; cấp xã đạt 11.118 triệu đồng, tăng 15,09%, đạt 26,52%.
5. Thương mại và Dịch vụ
5.1. Công tác quản lý nhà nước về thương mại
Đến nay, nhìn chung các hoạt động thương mại dịch vụ đã từng bước khôi phục, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm bán lẻ, hệ thống phân phối, nhà hàng, khách sạn, hàng quán kinh doanh ăn uống... đã mở cửa trở lại hoàn toàn; nguồn cung hàng hóa dồi dào cả về chủng loại lẫn số lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, hàng hóa không có tình trạng khan hiếm; các cơ sở kinh doanh bán hàng song song cả hình thức trực tiếp và trực tuyến nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng cao so với cùng kỳ.
5.2. Doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác
5.2.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng ước đạt 1.701.638 triệu đồng, tăng 1,66% so với tháng trước, tăng 19,66% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng hóa chính là: Lương thực thực phẩm đạt 670.396 triệu đồng, tăng 1,58%, tăng 7,51%; hàng may mặc đạt 103.951 triệu đồng, tăng 4,93%, tăng 55,07%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 224.029 triệu đồng, tăng 2,85%, tăng 65,74%; xăng, dầu các loại đạt 231.042 triệu đồng, tăng 0,95%, tăng 99,44%; hàng hoá khác đạt 118.817 triệu đồng, tăng 0,51%, giảm 10,29%,....
Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 8.058.941 triệu đồng, tăng 15,34% so với cùng kỳ, trong đó một số nhóm hàng hóa tăng là: Lương thực, thực phẩm đạt 3.210.649 triệu đồng, tăng 4,16%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.002.584 triệu đồng, tăng 51,55%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) đạt 251.149 triệu đồng, tăng 8,64%; xăng, dầu các loại đạt 1.047.964 triệu đồng, tăng 80,3%... Tuy nhiên, còn có một số nhóm hàng giảm như: Vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 76.094 triệu đồng, giảm 8,44%; hàng hoá khác đạt 572.988 triệu đồng, giảm 15,16%,...
5.2.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Trong tháng, doanh thu nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 141.679 triệu đồng, tăng 27,57% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,29% so với tháng trước. Trong đó: Doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 129.553 triệu đồng, tăng 30,39%, tăng 1,23%; dịch vụ lưu trú ước đạt 12.127 triệu đồng, tăng 3,67%, tăng 1,98%. Tính chung 5 tháng, nhóm dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 644.755 triệu đồng, tăng 23,22%.
- Doanh thu nhóm dịch vụ khác trong tháng ước đạt 60.519 triệu đồng, tăng 88,38% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,1% so với tháng trước, trong đó: Kinh doanh bất động sản đạt 3.391 triệu đồng, tăng 88,9%, tăng 3,04%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ đạt 12.143 triệu đồng, tăng 58,87%, tăng 0,2%; giáo dục và đào tạo đạt 2.179 triệu đồng, tăng 82,04%, giảm 3,97%; sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình đạt 8.715 triệu đồng, tăng 55,77%, tăng 4,08%. Tính chung 5 tháng, nhóm dịch vụ khác ước đạt 291.240,34 triệu đồng, tăng 31,44%.
5.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong tháng ước đạt trên 13,1 triệu USD, tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Nhóm hàng dệt, may là sản phẩm xuất khẩu chính với 1.720 nghìn sản phẩm, tăng 83%,...Tính chung 5 tháng đầu năm, ước đạt trên 67,7 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có sản phẩm xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay tăng cao so với cùng kỳ: Hàng dệt, may đạt 8.734 nghìn sản phẩm, tăng 59,1%; Atimony thỏi đạt 48 tấn, tăng 57,1%; bột giấy đạt 3.232 tấn, tăng 546,4%; Giấy in viết đạt 580 tấn, tăng 48,4%. Bên cạnh đó, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Chè xuất khẩu đạt 249 tấn, giảm 67%; đũa gỗ xuất khẩu đạt 15.941 nghìn đôi, giảm 43,8%; Giấy đế xuất khẩu đạt 1.422 tấn, giảm 34,7%,...
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 7,4 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, ước đạt 37,3 triệu USD, tăng 17,2%,...
5.4. Giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,18% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,94% so với tháng 12 năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tăng 0,44% so với cùng kỳ.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 7 nhóm tăng giá so với tháng trước, 01 nhóm giảm giá, 03 nhóm giữ giá ổn định (thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông; giáo dục).
- Chỉ số giá vàng tăng 2,26% so với cùng kỳ năm trước, tăng 2,86% so với tháng 12 năm trước, giảm 1,47% so với tháng trước, bình quân 5 tháng tăng 2,15% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,15% so với cùng kỳ, tăng 0,72% so với tháng 12 năm trước, tăng 0,71% so với tháng trước, bình quân 5 tháng giảm 0,71% so với cùng kỳ.
6. Vận tải hàng hóa và hành khách
6.1. Doanh thu vận tải tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Ước tính doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải trong tháng đạt 226.021,39 triệu đồng, tăng 3,98% so với tháng trước, tăng 15,51% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu từ vận tải hành khách ước đạt 39.141,19 triệu đồng, tăng 9,02% và tăng 0,69%; doanh thu từ vận tải hàng hóa đạt 186.630,79 triệu đồng, tăng 2,97% và tăng 19,17%; dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 240,41 triệu đồng, tăng 11,29% và tăng 25,54%,...
- Tính chung 5 tháng đầu năm, doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 1.009.048,78 triệu đồng, tăng 2,16% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu từ vận tải hàng hóa đạt 841.044,33 triệu đồng, tăng 6,6%; dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 1.009,16 triệu đồng, tăng 6,25%; doanh thu từ vận tải hành khách ước đạt 166.953,79 triệu đồng, giảm 15,6%;
6.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
- Khối lượng hành khách vận chuyển trong tháng ước đạt 652,18 nghìn hành khách, tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 2,7% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 64.215,54 nghìn lượt hành khách.km, tăng 6,64% và tăng 12,39%. Tính chung 5 tháng, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 2.747,75 nghìn hành khách, giảm 14,34% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 275.723,54 nghìn lượt hành khách.km, giảm 5,48%.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong tháng ước đạt 1.358,91 nghìn tấn, tăng 2,73% so với tháng trước và tăng 22,92% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 90.543,06 nghìn tấn.km, tăng 4,12% và tăng 25,69%. Tính chung 5 tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 6.058,57 nghìn tấn, tăng 8,92% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 379.414,79 nghìn tấn.km, tăng 5,41%.
7. Về du lịch
Trong tháng 5/2022, thu hút được 255.000 lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch đạt 246 tỷ đồng (nâng tổng số 5 tháng đầu năm 2022, thu hút 978.000 lượt, đạt 43% kế hoạch, tăng 7,24% so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch 968 tỷ đồng, đạt 41%, tăng 7,6%).
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Về lao động việc làm, giáo dục nghề nghiệp
- Trong tháng, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 3.287 người lao động; lũy kế 05 tháng đầu năm được 11.358 lượt người lao động, đạt 52,8% kế hoạch, trong đó, tạo làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh 7.612 người, đạt 52,4%; lao động đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 3.086 người, đạt 47,5%; lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 126 người, đạt 26,8%.
- Thực hiện tốt công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho 3.579 lao động (trong đó tư vấn tại các phiên giao dịch việc làm 2.289 người; tư vấn trực tiếp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm cho 1.110 người là đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp; các hình thức tư vấn khác là 180 người). Lũy kế 5 tháng, tư vấn việc làm cho 11.689 lượt người lao động.
2. Công tác đảm bảo chế độ chính sách và an sinh xã hội
2.1. Công tác đối với người có công với cách mạng
Duy trì thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công; đẩy mạnh thực hiện các phong trào, hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công.
2.2. Công tác phòng chống các tệ nạn xã hội
Tổ chức quản lý, điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy. Tăng cường công tác quản lý cai nghiện ma túy, duy trì quản lý cho 112 học viên cai nghiện ma túy. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống mại dâm, phòng chống mua bán người.
3. Hoạt động giáo dục và đào tạo
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 đã được tỉnh chuẩn bị chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho kỳ thi như về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh lớp 12. Toàn tỉnh hiện có 8.483 thí sinh đăng ký dự thi đăng ký dự thi theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo bằng hình thức trực tuyến và đăng ký trực tiếp.
Tổ chức thành công Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 THPT cấp tỉnh năm học 2021-2022. Theo đó, có 380 thí sinh đạt giải trên tổng số 764 thí sinh dự thi, tỷ lệ đạt giải 49,7%.
4. Hoạt động y tế
Trong đợt dịch lần thứ tư, tính từ ngày 29/4/2021 đến 20h00 ngày 20/4/2022, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 157.171 bệnh nhân, hiện đang điều trị là: 1.181 trong đó, tại Cơ sở Y tế 21 bệnh nhân và 1.160 bệnh nhân điều trị tại nhà, đã khỏi 155.971 người; số tử vong cộng dồn là 19 bệnh nhân.
Về tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19: Cộng dồn từ đợt 01 đến nay đã tiêm 1.659.248 mũi tiêm; trong đó mũi 1: 619.783 người; Mũi 2: 589.492 người; Mũi bổ sung, nhắc lại: 449.973 người.
+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm mũi 1 là 100% (513.051 người còn 6.409 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 100% (513.770 người); số người được tiêm mũi nhắc lại là: 435.810 người (chiếm 85,8%).
+ Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi, số tiêm 1 mũi: 77.103 trẻ (đạt 99,9 %),số tiêm đủ 2 mũi: 75.722 trẻ (98,1%), trên tổng số trẻ cần phải tiêm 77.165 trẻ.
+ Tiêm cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi mũi 1 cộng dồn được 29.629 trẻ/112.057 trẻ được 26,4 %, hiện chưa có phản ứng phụ hoặc tai biến sẩy ra.
5. Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao
- Lĩnh vực văn hoá: Tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022); phê duyệt chủ trương xây dựng phim tư liệu tái hiện lịch sử “Thủ đô Khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai.
- Về thể dục thể thao: Tỉnh đã thành lập Ban Tổ chức, phân công nhiệm vụ Ban Tổ chức và các văn bản liên quan công tác tổ chức Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang lần thứ IX, năm 2022. Ban hành điều lệ, kế hoạch chi tiết tổ chức Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Tuyên Quang lần thứ IX, năm 2022; điều lệ tổ chức Lễ phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng, chống đuối nước và giải bơi Thiếu niên hưởng ứng Chương trình phòng, chống đuối nước trẻ em.
Tổ chức thành công giải bóng đá thiếu niên nhi đồng tỉnh năm 2022, Ban Tổ chức đã trao 02 giải nhất, 02 giải Nhì, 04 giải Ba, 06 giải Khuyến khích và 02 giải cầu thủ xuất sắc nhất; giải Vật dân tộc tỉnh năm 2022, 11 giải nhất, 11 giải nhì, 11 giải ba.
6. Hoạt động khác
- Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI): Theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 tỉnh Tuyên Quang xếp thứ 29, tăng 2 bậc so với năm 2020, tăng 10 bậc so với năm 2017. Chỉ số điểm tổng hợp tăng từ 63,46 năm 2020 lên 64,76 năm 2021, cùng với đó các chỉ số thành phần như: tính năng động của chính quyền tỉnh, gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động... đều tăng.
- Về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI): Theo kết quả công bố, Tuyên Quang tiếp tục ghi tên trong nhóm trung bình cao với tổng điểm 43,402 (xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước). Cụ thể, chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở đạt 4,937 điểm; công khai trong việc ra quyết định ở địa phương 5,615 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân đạt 4,388 điểm; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công đạt 7,083 điểm; thủ tục hành chính công đạt 7,127 điểm; cung ứng dịch vụ công đạt 7,782 điểm; quản trị môi trường 3,729 điểm và quản trị điện tử 2,742 điểm...
7. Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội và an toàn giao thông
7.1. Về trật tự an toàn xã hội
- Trật tự trị an, an toàn xã hội trong tháng: Từ ngày 15/4/2022 đến ngày 14/5/2022, toàn tỉnh đã phát hiện 03 vụ phạm pháp kinh tế, với 02 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp hình sự là 17 vụ và bắt giữ 37 đối tượng phạm tội; phát hiện 21 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, bắt giữ 24 đối tượng phạm tội.
- Trật tự trị an, an toàn xã hội 05 tháng đầu năm 2022: Từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/5/2022, toàn tỉnh đã phát hiện 20 vụ phạm pháp kinh tế, với 38 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp hình sự là 114 vụ và bắt giữ 262 đối tượng phạm tội; phát hiện 132 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, bắt giữ 193 đối tượng phạm tội; phát hiện 07 vụ phạm pháp về chức vụ, với 12 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp về môi trường là 09 vụ với 07 đối tượng phạm pháp.
7.2. Về an toàn giao thông
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 02 người và làm bị thương 04 người; với tổng giá trị thiệt hại là 40 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước: Số vụ tai nạn giao thông tăng 03 vụ; số người bị thương tăng 03 người; thiệt hại về tài sản tăng 35 triệu đồng.
Tính chung 5 tháng, toàn tỉnh đã xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 11 người và làm bị thương 25 người; với tổng giá trị thiệt hại là 290 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước: Số vụ tai nạn giao thông giảm 05 vụ; số người bị thương giảm 07 người; thiệt hại về tài sản tăng 182 triệu đồng.
8. Thiệt hại do thiên tai, cháy, nổ
8.1. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 đợt thiên tai (vào đêm ngày 30/4, rạng sáng ngày 01/5; đêm ngày 7/5, rạng sáng ngày 8/5; ngày 12/5 đến ngày 14/5). Mưa lớn kèm theo dông sét đã gây ngập lụt cục bộ tại các khu vực ven suối gây ra những thiệt hại về tài sản của người dân, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, cụ thể: 01 nhà bị tốc mái hoàn toàn; 02 nhà bị tốc mái, hư hỏng; giông lốc đã làm 84,3 ha lúa, 142,6 ha cây ngô, rau màu bị ảnh hưởng; 0,2 ha ao nuôi trồng thủy sản bị tràn bờ; 7 con trâu của người dân thả rông trong rừng đã bị sét đánh chết tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên; mưa lớn cuốn trôi 70 con gà tại xã Yên Phú, huyện Hàm Yên; Sạt lở, vùi lấp trên 20m kè bờ suối, 30m kênh mương bị hư hỏng tại thị trấn Lăng Can. Giông lốc đã gây ngập lụt và làm hư hỏng nhiều trang thiết bị dạy học, phòng học, nhà ở công vụ, nhà bán trú học sinh của trường THPT Lâm Bình, trường Phổ thông dân tộc nội trú - trung học cơ sở Lâm Bình. Ước tính tổng giá trị thiệt hại các đợt thiên tai là 2.115 triệu đồng.
Sau khi các đợt thiên tai xảy ra, chính quyền tại các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ, hỗ trợ kịp thời các hộ dân bị ảnh hưởng nhanh chóng khắc phục, sửa chữa tạm thời và có những biện pháp giúp đỡ để sớm ổn định đời sống của nhân dân và trở lại sản xuất.
CỤC THỐNG KÊ TUYÊN QUANG