1.1.2. Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 2.850,6 tỷ đồng, đạt 26,1% dự toán, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 414,1 tỷ đồng, đạt 30,9%, giảm 40,7%; chi thường xuyên ước đạt 1.142,1 tỷ đồng, đạt 17,4%, tăng 0,2%; chi dự phòng ngân sách ước đạt 36,68 tỷ đồng, đạt 23,6%, tăng 123,6%,...
1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng
Nguồn vốn huy động tại địa phương ước ước đạt 24.580 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ; tổng nợ tín dụng đạt 22.885 tỷ đồng, tăng 15,4%.
Đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc với tổng giá trị nợ trên 511 tỷ đồng cho 1.192 khách hang; cơ cấu cho 34 khách hàng là doanh nghiệp với giá trị nợ 377 tỷ đồng, gốc là 94 tỷ đồng; miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ 12 khách hàng với số dư nợ được miễn, giảm lãi 96 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn giảm 250 triệu đồng; giải ngân cho 05 doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho lao động với số tiền 615,4 triệu đồng.
2. Giá
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tăng 1,29% so với tháng trước, tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,89% so với tháng 12 năm trước. Tính chung quý I năm 2022, CPI tăng 0,18% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 7 nhóm tăng giá so với tháng trước, 02 nhóm giảm giá, 02 nhóm giữ giá ổn định (đồ uống và thuốc lá; thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông).
- Chỉ số giá vàng tăng 4,15% so với cùng tháng năm trước, tăng 4,05% so với tháng 12 năm trước, tăng 2,42% so với tháng trước, bình quân quý I năm 2022 tăng 1,16% so với quý cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,62% so với cùng tháng năm trước, giảm 0,09% so với tháng 12 năm trước, tăng 0,62% so với tháng trước, bình quân quý I năm 2022 giảm 1,02% so với quý cùng kỳ.
3. Đầu tư và xây dựng
3.1. Vốn đầu tư
3.1.1. Vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước thực hiện quý I đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 12,91% so với quý cùng kỳ năm trước; trong đó: Nguồn vốn đầu tư từ khu vực nhà nước đạt 392 tỷ đồng, tiếp tục giữ vai trò chủ đạo chiếm 18,40% cơ cấu tổng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng 10,79% so với quý cùng kỳ. Nguyên nhân chính là do các công trình/dự án chuyển tiếp hoàn thành trong năm 2022 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành 70% kế hoạch của từng công trình trước ngày 30/6/2022 theo chỉ đạo của tỉnh; nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân đạt 1.706,1 tỷ đồng, tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 80,06% tổng nguồn vốn, tăng 12,64% cùng kỳ, nguyên nhân là với môi trường đầu tư kinh doanh ổn định, năng lực cạnh tranh ngày càng được đẩy mạnh và những chính sách điều hành kinh tế của tỉnh ngày càng linh hoạt và hoàn thiện; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tận dụng cơ hội thúc đẩy quá trình phục hồi, nắm bắt phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư mở rộng nhà xưởng, kho bãi, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 32.905 triệu đồng, chiếm 1,54% tổng nguồn vốn, tăng 74,65% cùng kỳ, nguyên nhân tăng là các doanh nghiệp FDI đã đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh.
3.1.2. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 3 đạt 89,12 tỷ đồng, tăng 40,41% so với tháng cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 78 tỷ đồng, tăng 42,67%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 8,8 tỷ đồng, tăng 24,07%; vốn ngân sách cấp xã đạt 2,27 tỷ đồng, tăng 35,92%.
Ước thực hiện quý I đạt 315,3 tỷ đồng, tăng 28,15% so với quý cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 281,1 tỷ đồng, tăng 29,6%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 27,24 tỷ đồng, tăng 20,66%; vốn ngân sách cấp xã đạt 6,9 tỷ đồng, tăng 5,98%.
3.2. Xây dựng
Xác định việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2022, ngay từ những tháng đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch. Từ đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Năm 2022, Tuyên Quang được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 3.959,86 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách địa phương là 870,4 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương là 2.768 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh bổ sung vốn đầu tư: 321,46 tỷ đồng. Tính đến ngày 18/03/2022 tổng số vốn giải ngân được 249,092 tỷ đồng, đạt 6,29% kế hoạch, trong đó: Vốn Trung ương giao giải ngân được 243,323 tỷ đồng, vốn địa phương bổ sung giải ngân được 5,769 tỷ đồng.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
4.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
Tính đến ngày 21/03/2022, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 68 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 394,19 tỷ đồng, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 7,94%, giảm 3,46% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 2.208 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký đạt trên 23.917,09 tỷ đồng (bao gồm 14 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài); vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,83 tỷ đồng, tăng 0,74%.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi. Trong 03 tháng đầu năm, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 36,84% so với cùng kỳ. Dù vậy, dưới tác động của dịch bệnh, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và chờ làm thủ tục giải thể trong 03 tháng đầu năm 2022 tiếp tục có sự gia tăng với 88 doanh nghiệp, tăng 23,94% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 85 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 49,12%; 03 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.
4.2. Xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I năm 2022 cho thấy: 6,67% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm nay khả quan hơn quý trước; 43,33% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và có 50,0% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Dự kiến xu hướng kinh doanh quý tiếp theo so với quý hiện tại năm 2022 cho thấy: Có 60,0% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên (trong đó có ngành: Sản xuất trang phục; chế biến gỗ lạng và sản phẩm tết bện; sản xuất giấy, bột giấy; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất xi măng và sản xuất kim loại từ vật liệu đúc sẵn); 23,33% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định (trong đó có ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất); 16,67% số doanh nghiệp dự báo tiếp tục khó khăn hơn.
5. Về sản xuất nông nghiệp (tính đến ngày 15/3/2022)
5.1. Trồng trọt
5.1.1. Sản xuất vụ đông năm 2022
Vụ đông 2022, ước tính toàn tỉnh gieo trồng được 14.567,55 ha, tăng 1,55% (tăng 223 ha) so với năm 2021, chủ yếu tăng ở những cây trồng chính như: Ngô, khoai lang, lạc, đậu tương,... Kết quả gieo trồng đối với từng loại cây như sau:
- Cây ngô: Trồng được 5.531,69 ha, tăng 3,54% (tăng 189 ha); sản lượng ước đạt 24.837,28 tấn, tăng 3,56% (tăng 854,37 tấn).
- Cây khoai lang: Trồng được 1.171,06 ha, giảm 20,4% (giảm 300,09 ha); sản lượng ước đạt 7.185,62 tấn, giảm 25,67% (giảm 1.845,34 tấn).
- Cây đậu tương: Trồng được 22,2 ha, tăng 156,65% (tăng 13,55 ha); sản lượng ước đạt 38,49 tấn, tăng 156,62% (tăng 23,49 tấn).
- Cây lạc: Trồng được 46 ha, tăng 0,81% (tăng 0,37 ha); sản lượng ước đạt 120,34 tấn, tăng 0,81% (tăng 0,97 tấn).
5.1.2. Sản xuất vụ xuân năm 2022
Công tác chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân được triển khai thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh. Vụ xuân năm 2022, ước tính toàn tỉnh đã gieo cấy được 19.036,2 ha lúa (trong đó: Lúa lai 8.716 ha; lúa thuần 10.320,2 ha), đạt 102,97% kế hoạch, tăng 0,11% (tăng 21,2 ha) so với cùng kỳ; cây ngô trồng được 8.026,1 ha, đạt 100,02%, giảm 1,89% (giảm 154,5 ha); cây lạc đã trồng 3.329,9 ha, giảm 0,22% (giảm 7,4 ha); cây đậu tương đã trồng 107,9 ha, giảm 2,09% (giảm 2,3 ha); cây khoai lang đã trồng 1.900,1 ha, giảm 13,64% (giảm 300,09 ha); cây mía trồng mới, trồng lại là 473,5 ha, tăng 693,13% (tăng 413,8 ha), trong đó: trồng mới là 199,9 ha, trồng lại là 273,6 ha.
5.1.3. Cây lâu năm
- Diện tích cây chuối hiện có trên địa bàn tỉnh 2.221,57 ha tăng so với cùng kỳ năm trước 2,02%; sản lượng đạt trên 4.255,17 tấn, tăng 4,48%.
- Diện tích cây chè trên địa bàn tỉnh hiện có 8.369,59 ha; sản lượng thu hoạch ước đạt trên 9.705,15 tấn, tăng 1,17% so với cùng kỳ.
5.2. Về chăn nuôi
5.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu tổng đàn ước đạt 91.690 con, giảm 1,31% (giảm 1.219 con) so với cùng kỳ năm 2021; đàn bò đạt 37.571 con, tăng 2,85% (tăng 1.040 con). Trong đó: Bò ta 32.845 con, bò sữa 4.726 con, bò cái sữa 3.285 con; đàn lợn là 544.292 con, tăng 2,91% (giảm 15.367 con); đàn gia cầm đạt 6.953,14 nghìn con, tăng 5,26% (tăng 347,24 nghìn con).
5.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 1.618,96 tấn, tăng 6,99% (tương ứng với 5.714 con xuất chuồng) so với cùng kỳ năm 2021; đàn bò đạt 457,11 tấn, tăng 1,54% (tương ứng với 2.086 con); đàn lợn đạt 16.015,97 tấn, tăng 2,66% (tương ứng với 218.810 con); đàn gia cầm đạt 4.528,70 tấn, tăng 5.34% (tăng 351 tấn).
5.2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
5.2.3.1. Công tác phòng chống và điều trị
Công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh được nhân viên chăn nuôi thú y các xã, phường, thị trấn thực hiện chặt chẽ, thường xuyên đảm bảo phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý hiệu quả khi có gia súc, gia cầm mắc bệnh.
+ Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã cơ bản thành công trong việc khống chế được dịch tả lợn châu Phi. Toàn tỉnh đã 21 ngày không ghi nhận địa phương phát dịch; tại 8 xã, phường, thị trấn còn lại gồm: Thị trấn Yên Sơn, xã Chân Sơn (huyện Yên Sơn); xã Năng Khả, thị trấn Na Hang, xã Hồng Thái (huyện Na Hang); xã Quyết Thắng (huyện Sơn Dương); phường An Tường (thành phố Tuyên Quang); xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình) đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường công tác tuyên truyền người chăn nuôi chấp hành tốt các quy định trong chăn nuôi, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch để hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch có thể tái phát trở lại.
- Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển ổn định không có dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.
- Điều trị bệnh: Trên địa bàn các huyện, thành phố có một số gia súc, gia cầm ốm do mắc các bệnh Tụ huyết trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi, sán lá gan (đàn trâu,bò), tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); Niucatson, THT, cầu trùng…(đối với đàn gia cầm), số gia súc, gia cầm mắc bệnh đã được nhân viên chăn nuôi thú y xã phát hiện, điều trị khỏi 801/846 con, trong đó:
- Đàn trâu, bò: 58 con, điều trị khỏi 58 con;
- Đàn lợn: 788 con, điều trị khỏi 743 con, chết 45 con.
5.2.3.2. Công tác tiêm phòng
Các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện tiêm phòng vụ Thu - Đông cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, kết quả cụ thể như sau: Đàn trâu tiêm 38 con (tại huyện Chiêm Hoá); đàn lợn 3.010 con (huyện Chiêm Hoá 640 con, huyện Yên Sơn 2.370 con); đàn gia cầm 33.260 con (huyện Chiêm Hoá 14.000 con, huyện Yên Sơn 19.260 con).
5.2.4. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ
+ Kiểm dịch vận chuyển ngoại tỉnh: Đã kiểm tra và cấp trên 558 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển 31.643 con gia súc, gia cầm; 4.164.000 kg sữa đi các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội,...
+ Tại các Trạm Kiểm dịch động vật: Đã kiểm tra trên 485 lượt phương tiện vận chuyển đủ thủ tục (148 chuyến vận chuyển 16.776 con gia súc, 337 chuyến vận chuyển 398.710 con gia cầm và 05 chuyến vận chuyển 21.449 sản phẩm động vật).
+ Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y: Tiếp tục duy trì công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn, đã kiểm tra, đóng dấu: 474 con trâu, bò; 9.377 con lợn.
5.3. Về sản xuất lâm nghiệp
5.3.1. Công tác trồng rừng
Trong quý, toàn tỉnh đã trồng được 2.290,9 ha, đạt 22,7% kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ (trong đó trồng rừng tập trung 1.928,4 ha, trồng cây phân tán 362,5 ha); số cây giống đã sản xuất được 11,15 triệu cây, đạt 61,6%.
5.3.2. Khai thác gỗ rừng trồng
Đã khai thác 1.316,9 ha gỗ rừng trồng, sản lượng ước đạt 169.179,2 m3, đạt 16,4% kế hoạch; khai thác tre, nứa ước đạt 4.028 tấn, đạt 13,4%.
5.3.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Trong quý, trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng, ngành chức năng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 65 vụ vi phạm (trong đó: xử phạt vi phạm hành chính 55 vụ, xử lý hình sự 10 vụ), tịch thu 49,24 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 218,9 triệu đồng.
5.4. Về thuỷ sản
Dự ước quý I năm 2022, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 3.418,70 ha, tăng 2,03%; sản lượng thuỷ sản ước đạt 2.013,13 tấn, tăng 5,97% (tăng 113,37 tấn), trong đó: Sản lượng nuôi trồng 1.970,63 tấn, tăng 5,99%; sản lượng khai thác có 147,04 tấn, tăng 4,51%; sản xuất giống được 56,37 triệu con tăng 0,95% (tăng 0,33 triệu con).
5.5. Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022
Đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tại 155 điểm; tổng số lượng cây trồng gồm 202.957 cây gồm các loại Keo, Mỡ, Lát hoa, Quế, Xoan ta và các loài cây bản địa khác, diện tích trồng được 161,406 ha, lực lượng tham gia là 19.622 người.
5.6. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Tập trung hướng dẫn, đôn đốc các xã hoàn thiện hồ sơ và tổ chức thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã đạt chuẩn năm 2021. Tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025.
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Về phát triển công nghiệp trong tháng
- Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 9,85% so với cùng kỳ, tăng 53,54% so với tháng trước, cụ thể của các ngành như sau: Ngành khai khoáng tăng 41,64%, tăng 5,85%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,54%, tăng 55,52%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 47,9%, tăng 66,49%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 14,46%, giảm 14,12%.
Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: Khai khoáng khác tăng 41,64%; sản xuất trang phục tăng 12,58%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 43,76%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 21,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 79,19%,...
- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 85 triệu Kw, tăng 10,65%; điện sản xuất đạt 146 triệu Kw, tăng 53,61%; bột ba rít đạt 3.000 tấn, tăng 106,33%; bột giấy đạt 8.000 tấn, tăng 10,56%; fepromangan đạt 800 tấn, tăng 166,67%; giấy viết đạt 10.000 tấn, tăng 5%; may mặc xuất khẩu đạt 1.557 nghìn cái, tăng 33,97%; gỗ tinh chế đạt 3.703 m3, tăng 137,04%,.... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ như: Đường kính đạt 3.000 tấn, giảm 30,8%; bột fenspat nghiền đạt 15.617 tấn, giảm 6,75%; xi măng đạt 100.000 tấn, giảm 4,34%; nước máy thương phẩm đạt 634 nghìn m3, giảm 0,08%,...
2.2. Về phát triển công nghiệp quý I năm 2022
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,24% so với cùng quý năm trước, Chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:
+ Ngành khai khoáng tăng 32,84%, nguyên nhân từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác của các doanh nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản và sản xuất nguyên vật liệu xây dựng tăng cao so cùng kỳ, và công ty cổ phần khoáng sản Tuyên Quang đã bắt đầu quay lại sản xuất quặng barit.
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,05%: Do hoạt động sản xuất các mặt hàng công nghiệp như da giày, dệt may khởi sắc, nhận được nhiều đơn hàng từ các đối tác.
+ Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,04%, do từ đầu năm đến nay lượng mưa cao hơn so với cùng kỳ, các lòng hồ thủy điện đã khai thác hợp lý để tích lượng nước đến mức tối đa trong các hồ chứa trên lưu vực sông nhằm đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước cho vùng hạ du và nhu cầu phụ tải mùa khô năm 2022, đảm bảo phát điện theo lịch điều độ của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia; đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà máy và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
+ Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 22,63%, do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày càng tăng, với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu nước sạch cho khách hàng.
2.3. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu quý I năm 2022
- Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong quý I tăng so với cùng quý năm trước như: Điện thương phẩm đạt 253 triệu Kw, tăng 5,48%; điện sản xuất đạt 397 triệu Kw, tăng 7,59%; chè chế biến đạt 347 tấn, tăng 17,63%; bột ba rít đạt 7.000 tấn, tăng 288,03%; xi măng đạt 309.907 tấn, tăng 13,88%; fepromangan đạt 3.400 tấn, tăng 290,8%; quần áo may xuất khẩu đạt 5.911 nghìn cái, tăng 13,04%; gỗ tinh chế đạt 10.140 tấn, tăng 69,2%,.... Tuy nhiên, có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước như: Đường kính đạt 8.216 tấn, giảm 34,57%; bột Pen pát đạt 40.501 tấn, giảm 18,13%,..
5. Thương mại và Dịch vụ
5.1. Công tác quản lý nhà nước về thương mại
Hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh ổn định và tiếp tục xu hướng tăng dần nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng, cùng với các gói gói hỗ trợ phục hồi kinh tế của Chính phủ giúp người dân giảm bớt gánh nặng chi tiêu.
Tại các chợ, siêu thị, nguồn cung hàng hóa dồi dào cả về chủng loại lẫn số lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng, không có tình trạng khan hiếm hàng hóa và tăng giá đột biến, hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt. Tuy nhiên, hiện nay thị trường xăng, dầu trên thế giới và trong nước đang có những biến động rất lớn ảnh hưởng đến nguồn cung, khi nhu cầu trên thị trường đang có xu hướng tăng lên; mặt hàng giá xăng dầu tăng do điều chỉnh theo tình hình giá dầu thế giới tăng mạnh. Tỉnh đã đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thực hiện các phương án, nỗ lực cung ứng phục vụ nhu cầu của nhân dân, doanh nghiệp, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, tích trữ gây nguy hiểm và làm lũng đoạn thị trường.
5.2. Doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác
5.2.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng ước đạt 1.547.461 triệu đồng, tăng 2,16% so với tháng trước, tăng 15,19% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng hóa chính là: Lương thực thực phẩm đạt 628.074 triệu đồng, tăng 3,2%, tăng 3,88%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 133.731 triệu đồng, tăng 1,19%, tăng 8,52%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 15.421 triệu đồng tăng 2,38%, tăng 8,16%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 183.647 triệu đồng, tăng 2,78%, tăng 40,21%; xăng, dầu các loại đạt 200.345 triệu đồng, tăng 2,39%, tăng 80,18%,....
Tính từ đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 4.625.484 triệu đồng, tăng 10,62% so với cùng quý năm 2021, trong đó một số nhóm hàng hóa tăng là: Lương thực, thực phẩm đạt 1.861.121 triệu đồng, tăng 1,72%; hàng may mặc đạt 260.713 triệu đồng, tăng 12,7%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 551.647 triệu đồng, tăng 37,5%; xăng, dầu các loại đạt 589.407 triệu đồng, tăng 66,65%... Tuy nhiên còn có một số nhóm hàng hóa giảm như: Vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 46.253 triệu đồng, giảm 8,61%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 75.483 triệu đồng, giảm 16,6%; hàng hoá khác đạt 332.921 triệu đồng, giảm 19,19%.
5.2.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Trong tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 110.246 triệu đồng, tăng 0,6% so với tháng trước, tăng 19,85% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 7.430 triệu đồng, giảm 7,63%, tăng 7,1%; dịch vụ ăn uống ước đạt 102.816 triệu đồng, tăng 1,25%, tăng 19,21%. Ước tính quý I doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 336.790 triệu đồng, tăng 4,99% so với quý cùng kỳ.
- Doanh thu dịch vụ khác trong tháng ước đạt 52.847 triệu đồng, tăng 2,02% so với tháng trước, tăng 28,85% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt 2.193 triệu đồng, tăng 1,53%, tăng 37,84%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 2.192 triệu đồng, tăng 0,11%, tăng 99,3%; doanh thu nhóm dịch vụ khác ước đạt 15.708 triệu đồng, tăng 7,78%, tăng 26,94%,… Ước tính quý I doanh thu dịch vụ khác ước đạt 167.498 triệu đồng, tăng 13,47% so với quý cùng kỳ.
6. Vận tải hàng hóa và hành khách
6.1. Doanh thu vận tải tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước tháng 03 đạt 188.790 triệu đồng, tăng 1,52% so với tháng trước, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 29.705 triệu đồng, giảm 2,13%, giảm 24,89%; vận tải hàng hóa ước đạt 158.903 triệu đồng, tăng 2,23%, tăng 1,27%; kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 183 triệu đồng, tăng 2,27%, giảm 3,14%.
- Ước thực hiện trong quý I doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 564.828 triệu đồng, giảm 4,39% so với quý cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 91.808 triệu đồng, giảm 22,16%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 472.472 triệu đồng, tăng 0,05%; doanh thu kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải đạt 548 triệu đồng, giảm 2,74%.
6.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
- Khối lượng hành khách vận chuyển trong tháng ước đạt 479 nghìn hành khách, giảm 2,23% so với tháng trước và giảm 25,01% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 49.123 nghìn lượt hành khách.km, giảm 1,7% và giảm 15,55%. Tính chung quý I, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 1.480 nghìn hành khách, giảm 22,48% so với quý cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 151.278 nghìn lượt hành khách.km, giảm 13,15%.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển trong tháng ước đạt 1.119 nghìn tấn, tăng 1,76% so với tháng trước, tăng 1,39% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 65.335 nghìn tấn.km, tăng 2,6% và giảm 8,64%. Tính chung quý I, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 3.347 nghìn tấn, tăng 0,92% so với quý cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 194.000 nghìn tấn.km, giảm 9,82%.
7. Về du lịch
Ước quý I năm 2022, toàn tỉnh thu hút được 424.900 lượt khách du lịch, đạt 18,6% kế hoạch, tăng 8% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch đạt 411 tỷ đồng, đạt 17,4%, tăng 1,2%.
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Lao động việc làm, giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ người lao động, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
1.1. Về lao động việc làm, giáo dục nghề nghiệp
Trong quý toàn tỉnh tạo việc làm cho 5.447 người, đạt 25,3% kế hoạch, bằng 92,6% so với cùng quý năm trước (trong đó: làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh 3.977 người; làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 1.468 người; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 02 người).
1.2. Về hỗ trợ người lao động, người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến ngày 21/3/2022, đã phê duyệt hỗ trợ cho 42.563 đối tượng, với tổng số tiền phê duyệt hỗ trợ là trên 22,987 tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ, đã thực hiện giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 1.664 đơn vị sử dụng lao động tương ứng với 35.223 người lao động, số tiền giảm đóng là 7,75 tỷ đồng.
2. Công tác đảm bảo chế độ chính sách và an sinh xã hội chuẩn bị cho tổ chức đón tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
2.1. Công tác đối với người có công với cách mạng
Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tỉnh đã triển khai các hoạt động tặng quà của Chủ tịch nước và quà của tỉnh đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Tổng số: 17.220 suất quà tặng, với tổng số tiền là 4.083,4 triệu đồng. Trong đó: Quà của Chủ tịch nước: 8.115 suất quà, số tiền 2.522,1 triệu đồng; quà của tỉnh: 8.766 suất quà, số tiền trên 1.358,7 triệu đồng; quà của huyện: 339 suất quà, số tiền 202,6 triệu đồng; lãnh đạo tỉnh cũng đã trao tặng 36 suất quà đối với những đối tượng là người có công với cách mạng tiêu biểu; Tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 05 Trung tâm điều dưỡng người có công với cách mạng và 07 thương binh, bệnh binh. Tiếp nhận và trao tặng 95 suất quà, trị giá 1,425 triệu đồng của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tặng cho thương binh, bệnh binh nặng trên địa bàn tỉnh.
2.2. Công tác bảo trợ xã hội và phòng chống các tệ nạn xã hội
- Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách xã hội cũng được tỉnh hết sức quan tâm, chú trọng, duy trì chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 32.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng. Hỗ trợ lượng thực cho các hộ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu lương thực trong trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trên địa bàn để hỗ trợ, với tổng 6.145 hộ, 19.407 khẩu, với trên 291.105 kg gạo (mỗi nhân khẩu 15kg, số tháng hỗ trợ 01 tháng), trong đó: Dân tộc thiểu số: 4.338 hộ, 14.885 khẩu, với 210.150 kg gạo. Đến ngày 15/02/20-22 các huyện, thành phố, một số cơ quan, đơn vị đã tiếp nhận, phân phối và cấp phát 13.552 suất quà, trị giá trên 7.060 triệu đồng cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng triển khai các hoạt động thăm, tặng quà cho các đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ số người nghiện ma túy, tổ chức tốt công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng và người sau cai nghiện tại nơi cư trú, hạn chế tái nghiện, sử dụng lại ma túy tại cộng đồng. Thực hiện tiếp nhận, quản lý người cai nghiện tại cơ sở, triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Cơ sở. Trong quý, đã tiếp nhận 07 người nghiện vào cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở; cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 15 học viên; tiếp tục duy trì quản lý 113 học viên cai nghiện ma túy.
3. Hoạt động giáo dục và đào tạo
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thực hiện phương án tổ chức dạy học thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, từ ngày 21/3, trẻ em mầm non tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới; học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 triển khai học trực tuyến; học sinh từ lớp 7 đến lớp 12, học viên giáo dục thường xuyên tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp, trực tuyến linh hoạt theo Phương án đã được ban hành. Cùng với việc đón học sinh đến trường học trực tiếp, các cơ sở giáo dục đã tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định như yêu cầu 100% giáo viên, học sinh đeo khẩu trang khi đến trường; theo dõi sức khỏe giáo viên, học sinh, thực hiện xét nghiệm đối với những trường hợp nghi nhiễm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch, triển khai Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, quy trình xử trí khi phát hiện F0 trong trường học,…
4. Hoạt động y tế
- Trong đợt dịch lần thứ tư, tính từ ngày 29/4/2021 đến ngày 20/3/2022, toàn tỉnh đã ghi nhận 94.098 trường hợp mắc Covid-19, hiện đang điều trị là 60.168 trong đó, tại cơ sở Y tế 1.434 bệnh nhân và 58.734 bệnh nhân điều trị tại nhà. Số bệnh nhân tử vong 17 bệnh nhân.
- Về tình hình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19: Cộng dồn tiêm tại tỉnh từ đợt 1 đến nay: 1.451.348 mũi tiêm; trong đó mũi 1 là 559.459 người; mũi 2 là 559.977 người; mũi bổ sung, nhắc lại là 331.912 người.
+ Tỷ lệ tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên 1 mũi là 99,9% (486.640 người có 5.735 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 99,8% (488.504 người tăng hơn số người tiêm 01 mũi do ở nơi khác về địa phương); số người được tiêm mũi bổ sung, nhắc lại là: 331.912 người (chiếm 68,3%).
+ Tiêm cho trẻ từ 15 đến dưới 18 tuổi; số tiêm đủ 2 mũi là 30.784 trẻ, đạt 97,3%; số tiêm 1 mũi là 31.488 trẻ, đạt 99,5% trên tổng số trẻ cần phải tiêm.
+ Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 15 tuổi; số tiêm đủ 2 mũi là 40.689 trẻ, đạt 98,3%; số tiêm 1 mũi là 41.331 trẻ, đạt 99,8% trên tổng số trẻ cần phải tiêm.
5. Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao
- Lĩnh vực văn hoá: Triển khai Dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025; tiếp tục xây dựng kế hoạch kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ trở lại Tuyên Quang lãnh đạo kháng chiến (02/4/1947-02/4/2022). Tổ chức triển lãm tranh cổ động tấm lớn (96 mẫu tranh) kỷ niệm 92 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Nhâm Dần - 2022 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai.
- Về thể dục thể thao: Đã tổ chức thành công giải bóng chuyền hơi cấp tỉnh năm 2022; Lễ phát động ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân và Giải Việt dã Tiền Phong tỉnh Tuyên Quang năm 2022. Ban hành điều lệ, kế hoạch tổ chức giải đua thuyền Kayak tỉnh Tuyên Quang mở rộng.
6. Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội an toàn giao thông và phòng chống cháy, nổ
6.1. Về trật tự an toàn xã hội
- Trật tự trị an, an toàn xã hội 03 tháng đầu năm 2022: Từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/3/2022, toàn tỉnh đã phát hiện 14 vụ phạm pháp kinh tế, với 31 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp hình sự là 72 vụ và 180 đối tượng phạm tội; phát hiện 97 vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, và 138 đối tượng phạm tội; phát hiện 03 vụ phạm pháp về chức vụ, với 03 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp về môi trường là 09 vụ với 07 đối tượng phạm pháp. So với cùng kỳ năm trước: Số vụ phạm pháp kinh tế tăng 03 vụ, số đối tượng phạm tội tăng 13 đối tượng; số vụ tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tăng 11 vụ, tăng 29 đối tượng phạm tội; số vụ phạm pháp về chức vụ tăng 02 vụ, số đối tượng phạm tội tăng 01; số vụ phạm pháp về môi trường tăng 03 vụ, số đối tượng phạm pháp tăng 02 đối tượng.
6.2. Về an toàn giao thông
Tính chung 03 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã xảy ra 18 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 06 người và làm bị thương 16 người; với tổng giá trị thiệt hại là 155 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước: Số vụ tai nạn giao thông giảm 13 vụ; số người chết giảm 03 người; số người bị thương giảm 14 người; thiệt hại về tài sản tăng 57,5 triệu đồng.