1.1.2. Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách nhà nước là 8.537,18 tỷ đồng, đạt 78,09% dự toán, tăng 122,05% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển là 1.596,7 tỷ đồng, đạt 119,07%, giảm 26,83%; chi thường xuyên là 3.902,1 tỷ đồng, đạt 59,42%, tăng 10,84%,...
1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng
- Về hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động tại địa phương ước thực hiện đến 30/9/2022 là 25.390 tỷ đồng; so với 31/12/2021 tăng 1.475 tỷ đồng (+6,2%).
- Về đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ ước thực hiện đến 30/9/2022 là 24.610 tỷ đồng; so với 31/12/2021 tăng 2.375 tỷ đồng (+10,7%) cụ thể như sau:
+ Dư nợ của các Ngân hàng thương mại là 21.010 tỷ đồng; so với 31/12/2021 tăng 2.014 tỷ đồng (+10,6%).
+ Dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội là 3.600 tỷ đồng; so với 31/12/2021 tăng 362 tỷ đồng (+11,2%).
- Chất lượng tín dụng: Nợ xấu của các Ngân hàng đến 30/9/2022 khoảng 360 tỷ đồng, chiếm 1,46% trên tổng dư nợ; so với 31/12/2021 tăng 208 tỷ đồng (+136%).
2. Giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2022 tăng 1,55% so với tháng trước, tăng 4,06% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 06 nhóm tăng giá so với tháng trước, 03 nhóm giảm giá, 02 nhóm giữ giá ổn định (thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông).
Trong 7 nhóm hàng tăng giá, so với tháng trước, bao gồm những nhóm hàng sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,19% do thời gian nghỉ lễ Quốc Khánh 2/9 kéo dài 4 ngày và tỉnh đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng ghi danh “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương nên nhu cầu về tiêu thụ lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng theo; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,13% do bước vào đầu năm học mới nên nhu cầu nhu cầu mua sắm quần áo may sẵn tăng; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,09% do thời tiết nắng nóng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04%; nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với mức tăng 44,56% do thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 6,55%, văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác tăng 0,03% so với tháng trước; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,08% do nhu cầu đi lại, du lịch của người dân tăng khi dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát.
Nhóm giao thông giảm 1,99% là nhóm có mức giảm mạnh nhất do tác động giảm thuế bảo vệ môi trường và giá xăng, dầu điều chỉnh giảm sau các kỳ điều chỉnh theo quyết định điều chỉnh của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về giá bán lẻ xăng, dầu; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,17%, nguyên nhân chính là do giá thuốc lá giảm 1,17% so với tháng trước; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,03%,…
- CPI bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 1,42% so với cùng kỳ năm 2021. Một số nguyên nhân cơ bản đã tác động tăng CPI là những nguyên nhân chủ yếu sau: Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 5,18%; nhóm giao thông tăng 12,93%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,94%; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 3,55%,…
- Chỉ số giá vàng giảm 6,38% so với cùng kỳ năm trước, giảm 7,28% so với tháng 12 năm trước, giảm 2,99% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng chỉ số giá vàng giảm 0,49% so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,03% so với tháng 12 năm trước, tăng 0,78% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,59% so với cùng kỳ năm trước.
3. Vốn đầu tư và xây dựng
3.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
3.1.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 9.691,8 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nguồn vốn từ khu vực nhà nước chiếm 27,71% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội và là động lực chính cho phục hồi và phát triển kinh tế, do Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp thúc đẩy tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, tập trung vào cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm, thu hút nguồn vốn đầu tư của các khu vực kinh tế khác và toàn xã hội; nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 71,61% tổng nguồn vốn, trong đó vốn của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 26,18%, chứng tỏ khu vực tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng chính của tỉnh và đầu tư công có thể là chất xúc tác cho sự tăng trưởng của khu vực này. Hơn nữa, với nguồn lực ngân sách còn hạn chế, để có đủ nguồn lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng, Chính phủ cần dựa vào sự tham gia của toàn dân, chứ không thể chỉ dựa vào nguồn lực của Chính phủ. Vì vậy, khuyến khích các hoạt động xã hội hóa, đóng góp của doanh nghiệp và người dân chung tay là rất cần thiết hiện nay; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, chiếm 0,68% tổng nguồn vốn,…
3.1.2. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
- Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 9 đạt 426 tỷ đồng, tăng 28,6% so với tháng trước; tăng 54,01% so với tháng cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 368,8 tỷ đồng, tăng 29,13%, tăng 56,22%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 54,4 tỷ đồng, tăng 26,71%, tăng 44,2%; vốn ngân sách cấp xã đạt 2,81 tỷ đồng, tăng 2,36%, tăng 0,36%.
- Ước thực hiện 9 tháng đạt 2.134,77 tỷ đồng, tăng 45,55% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 1.874,68 tỷ đồng, tăng 43,39%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 239,22 tỷ đồng, tăng 69,56%; vốn ngân sách cấp xã đạt 20,86 tỷ đồng, tăng 15,02%.
3.2. Xây dựng
Năm 2022, tỉnh được phê duyệt kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công là 4.048,8 tỷ đồng, trong đó: vốn theo kế hoạch năm 2022 là 3.988,86 tỷ đồng; Vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022 là 59,94 tỷ đồng. Tính đến ngày 18/9/2022, tổng số vốn đã giải ngân được 1.778,02 tỷ đồng, đạt 43,91% kế hoạch, nằm trong nhóm những tỉnh có kết quả giải ngân cao của cả nước, trong đó: Nguồn vốn kế hoạch năm 2022 giải ngân được 1.754,88 tỷ đồng, đạt 43,99%; nguồn vốn năm 2021 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 giải ngân được 23,14 tỷ đồng, đạt 38,6%.
4. Hoạt động của doanh nghiệp
4.1. Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Tính đến ngày 20/9, toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 13,87 tỷ đồng, giảm 63,63% về số lượng, giảm 83,72% về tổng số vốn đăng ký so với cùng kỳ; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 1,73 tỷ đồng, giảm 55,24% so với cùng kỳ.
- Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2022, có 211 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 2.036,21 tỷ đồng, tăng 7,1% về số doanh nghiệp, số vốn đăng ký tăng 6,84% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,65 tỷ đồng.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi. Tính chung trong 9 tháng, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 88 doanh nghiệp, tăng 12,82% so với cùng kỳ. Nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.326 doanh nghiệp (bao gồm 11 doanh nghiệp nhà nước và 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký trên 25.430,25 tỷ đồng; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 10,93 tỷ đồng.
- Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 139 doanh nghiệp, tăng 36,27% (tăng 37 doanh nghiệp so với cùng kỳ). Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 20 doanh nghiệp (giảm 11 doanh nghiệp, giảm 35,48% so với cùng kỳ).
4.2. Điều tra xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong quý III
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III năm 2022 cho thấy: Số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý III năm nay khả quan hơn quý trước đạt tỷ lệ 39,39%; doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định đạt tỷ 42,42% và có 18,18% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Chỉ số cân bằng của quý III năm 2022 so với quý II là 21,21%. Dự kiến xu hướng kinh doanh quý tiếp theo so với quý hiện tại năm 2022 cho thấy: Có 54,55% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên (trong đó có ngành: Sản xuất trang phục; cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ; Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sắt, thép, gang); 30,30% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định (trong đó có ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy; sản xuất hóa chât và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học); có 15,15% số doanh nghiệp dự báo tiếp tục khó khăn hơn. Dự tính chỉ số cân bằng của quý tiếp theo so với quý hiện tại là 39,39%.
5. Kết quả tình hình sản xuất Nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm và ước tính cả năm 2022
5.1. Trồng trọt
5.1.1. Cây hàng năm (ước tính cả năm 2022)
Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm cả năm 2022 ước tính toàn tỉnh gieo trồng được 90.101,67 ha, giảm 1,92% (giảm 1.763,09 ha) so với cả năm 2021 (Diện tích giảm chủ yếu ở vụ mùa).
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng được 43.869,43 ha, giảm 0,83% (giảm 365,04 ha). Trong đó: Vụ đông xuân gieo trồng 19.038,77 ha, giảm 0,31% (giảm 58,27 ha); diện tích thu hoạch được 18.988,32 ha, giảm 0,57% (do diện tích lúa tại huyện Chiêm Hóa bị mất trắng trong đợt mưa, ngập úng, nên diện tích thu hoạch giảm 50,45 ha so với diện tích gieo trồng). Vụ mùa gieo trồng được 24.830,66 ha, giảm 1,22% (giảm 306,77 ha); năng suất ước đạt 59,21 tạ/ha, tăng 0,1% (tăng 0,06 tạ/ha). Chia ra: Vụ đông xuân đạt 60,37 tạ/ha, giảm 0,21% (giảm 0,12 tạ/ha); vụ mùa ước đạt 58,44 tạ/ha, tăng 0,54%. Sản lượng ước đạt 259.736,88 tấn, đạt 99,28% (giảm 1.891,28 tấn). Chia ra: Vụ đông xuân đạt 114.633,36 tấn, giảm 0,77% (giảm 893,49 tấn); vụ mùa ước đạt 145.103,52 tấn, giảm 0,68 % (giảm 997,79 tấn).
- Cây ngô trồng được 18.406,53 ha, giảm 0,33% (giảm 61,28 ha). Trong đó: Vụ đông xuân 13.622,81 ha, tăng 0,26% (tăng 35,36 ha); vụ mùa 4.783,72 ha, giảm 1,98% (giảm 96,64 ha); năng suất ước đạt 46,37 tạ/ha, tăng 1,79% (tăng 0,82 tạ/ha). Chia ra: Vụ đông xuân ước đạt 46,35 tạ/ha, giảm 0,31% (giảm 0,15 tạ/ha, Vụ mùa ước đạt 46,05 tạ/ha, tăng 0,02% (tăng 0,01 tạ/ha); sản lượng đạt 85.163,23 tấn, giảm 0,55% (giảm 473,03 tấn). Trong đó: Vụ đông xuân đạt 63.135,06 tấn, giảm 0,05% (giảm 33,52 tấn), Vụ mùa ước đạt 22.028,18 tấn, giảm 1,96% (giảm 439,51 tấn).
- Cây khoai lang trồng được 2.026,84 ha, giảm 18,81% (giảm 469,65 ha); năng suất ước đạt 62,34 tạ/ha, tăng 1,75% (tăng 1,07 tạ/ha); sản lượng ước đạt 12.669,62 tấn, giảm 18,60% (giảm 2.894,33 tấn). Cây sắn đã trồng 1.757,84 ha, giảm 17,28% (giảm 367,14 ha); năng suất ước đạt 133,25 tạ/ha, giảm 2,38% (giảm 3,25 tạ/ha); sản lượng ước đạt 24.101,89 tấn, giảm 14,89% (giảm 4.215,75 tấn).
- Cây mía trồng được 2.257,02 ha, giảm 21,72% (giảm 626,25 ha). Năng suất ước đạt 588,18 tạ/ha, tăng 0,94% (tăng 5,48 tạ/ha). Sản lượng đạt 132.753,26 tấn, giảm 3,24% (giảm 4.447,98 tấn)
- Cây có hạt chứa dầu: Cây đậu tương 374,57 ha, tăng 2,25% (tăng 8,23 ha); năng suất đạt 20,33 tạ/ha, tăng 0,16% (tăng 0,03 tạ/ha); sản lượng đạt 761,48 tấn, tăng 2,41% (tăng 17,95 tấn). Cây lạc 4.463,56 ha, giảm 2,31% (giảm 105,43 ha); năng suất đạt 29,07 tạ/ha, giảm 1,29% (giảm 0,38 tạ/ha); sản lượng ước đạt 12.976,18 tấn, giảm 3,56% (giảm 479,03 tấn).
5.1.2. Cây lâu năm
Ước 9 tháng năm 2022, tổng diện tích cây trồng lâu năm trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh hiện có 28.857,17 ha, tăng 0,3% (tăng 85,22 ha) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Nhóm cây ăn quả 20.032,87 ha tăng 0,88%; cây ăn quả chứa dầu 78,37 ha tăng 78,56%; cây chè 8.363,21 ha giảm nhẹ 1,22%,…. diện tích một số cây trồng chủ yếu như sau:
- Cây ăn quả có múi diện tích hiện có 14.952,58 ha, tăng 0,01%. Trong đó: Cây quýt 148,29 ha, tăng 2,12%; cây chanh 1.170 ha, tăng 2,92%; cây bưởi 5.274,61 ha, tăng 1,71%. Nguyên nhân do một số diện tích cây đã già cỗi, nấm bệnh, 2 kém năng suất nên người dân chuyển đổi luân canh sang nhóm trồng cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Sản lượng các loại quả có múi thuộc họ cam, quýt đạt 9.473,67 tấn tăng hơn so kỳ trước 371,9 tấn.
- Diện tích cây nhãn, vải diện tích hiện có 1.221,46 ha, giảm 1,75% (giảm 21,79 ha) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Cây nhãn 915,11 ha, giảm 1,51%; cây vải 306,35 ha, giảm 2,48%. Nguyên nhân giảm là do một số diện tích cây đã già cho năng suất thấp cùng với chất lượng quả không cao dẫn đến người dân chặt bỏ, thay vào trồng cây lâu năm khác có hiệu quả kinh tế cao. Cây nhãn sản lượng ước đạt 4.901,73 tấn, giảm 0,66%, cây vải ước đạt 1.769,81 tấn, tăng 2,17%.
- Cây chè: Hiện có 8.363,21 ha, giảm 1,22% (giảm 103,64ha) so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân giảm là do một số diện tích nhà nước thu hồi để giải phóng mặt bằng chuyển sang mục đích sử dụng khác. Sản lượng ước đạt 60.993,53 tấn, giảm 0,14% so với cùng kỳ năm 2021.
5.1.3. Sản xuất vụ đông năm 2022
Đến 15/9/2022 toàn tỉnh đã trồng được 1.362,8 ha ngô đạt 28,5% KH. Trong đó: Huyện Sơn Dương trồng được 844,5 ha, đạt 76,5% kế hoạch; Chiêm Hoá 3,3 ha, đạt 0,3%KH; Thành phố Tuyên Quang 95 ha, đạt 44,2%; Hàm Yên 420 ha, đạt 43,3%KH.
5.2. Về chăn nuôi
5.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu hiện có 90.356 con, giảm 2,0% (giảm 1.842 con) so với cùng kỳ năm 2021; đàn bòà 38.420 con, tăng 4,11% (tăng 1.518 con) so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Bò sữa 5.897 con, tăng 32,49% (tăng 1.446 con); đàn lợn 556.298 con, tăng 2,24% (tăng 12.195 con); đàn gia cầm 6.829.69 nghìn con, tăng 4,83% (tăng 314.52 nghìn con).
5.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu sản lượng ước đạt 5.365 tấn, tăng 6,03% so với cùng kỳ năm 2021 (tăng 305 tấn); đàn bò đạt 1.483 tấn, tăng 12,78% (tăng 168 tấn); đàn lợn đạt 45.943 tấn, tăng 8,55% (tăng 3.620 tấn); đàn gia cầm đạt 13.493,60 tấn, tăng 4,59% (tăng 592,46 tấn).
+ Ngành cung cấp nước và hoạt động thu gom xử lý rác, nước thải tăng 16,64%. Nguyên nhân chính là nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày càng tăng cùng với đó là hoạt động thu gom xử lý rác thải không độc hại tăng.
- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 901 triệu Kw, tăng 4,17%; điện sản xuất đạt 1.559 triệu Kw, tăng 46,4%; gỗ tinh chế đạt 34.583 m3, tăng 43,28%; may mặc xuất khẩu đạt 19.044 nghìn cái, tăng 22,8%,…Tuy nhiên, một số sản phẩm công nghiệp có chiều hướng giảm so với cùng kỳ như: Đường kính đạt 7.736 tấn, giảm 38,39%; giấy đế xuất khẩu đạt 6.462 tấn, giảm 8,48%; thép cây, thép cuộn đạt 154.135 tấn, giảm 30,22%,…
7. Thương mại và Dịch vụ
7.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch và dịch vụ khác
7.1.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng ước đạt 2.068.611 triệu đồng, tăng 2,94% so với tháng trước, tăng 14,88% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng hóa chính là: Hàng may mặc đạt 111.789 triệu đồng, tăng 2,82%, tăng 8,1%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 233.040 triệu đồng, tăng 0,11%, tăng 25,04%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 241.863 triệu đồng, tăng 1,66%, tăng 41,69%,...
- Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 15.671.791 triệu đồng, tăng 13,29% so với cùng kỳ, trong đó một số nhóm hàng hóa tăng là: Lương thực, thực phẩm đạt 5.929.478 triệu đồng, tăng 1,12%; hàng may mặc đạt 904.560 triệu đồng, tăng 20,26%; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 1.923.959 triệu đồng, tăng 48,2%; xăng, dầu các loại đạt 2.200.682 triệu đồng, tăng 99,71%,... Tuy nhiên, còn có một số nhóm hàng hóa giảm như: Vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 176.203 triệu đồng, giảm 29,43%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) đạt 310.141 triệu đồng, giảm 5,16%; hàng hoá khác đạt 1.128.310 triệu đồng, giảm 9,85%.
7.1.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Trong tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 179.990 triệu đồng, tăng 2,85% so với tháng trước, tăng 28,86% so với cùng kỳ, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 16.026 triệu đồng, tăng 5,36%, tăng 34,41%; dịch vụ ăn uống ước đạt 163.964 triệu đồng, tăng 2,61%, tăng 28,34%. Tính chung 9 tháng đầu năm doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.293.238 triệu đồng, tăng 26,38% so cùng kỳ.
- Du lịch lữ hành trong tháng ước đạt 410 triệu đồng, giảm 1,2% so với tháng trước, tăng 381,22% so với cùng kỳ. Tính chung 9 tháng đầu năm doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 1.610 triệu đồng, tăng 122,81%.
- Doanh thu dịch vụ khác trong tháng ước đạt 83.885 triệu đồng, tăng 7,25% so với tháng trước, tăng 46,02% so với cùng kỳ, trong đó: Doanh thu dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ đạt 14.815 triệu đồng, tăng 5,64%, tăng 6,87%; dịch vụ giáo dực đào tạo đạt 3.985 triệu đồng, tăng 7%, tăng 46,91%; dịch vụ y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 3.390 triệu đồng, tăng 3,05%, tăng 138,58%; dịch vụ khác ước đạt 29.537 triệu đồng, tăng 15,26%, tăng 89,24%,... Tính chung 9 tháng đầu năm doanh thu dịch vụ khác ước đạt 483.504 triệu đồng, tăng 16,95% so với quý cùng kỳ.
7.2. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong tháng 9 ước đạt 8,3 triệu USD, giảm 47,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Giấy đế xuất khẩu được 250 tấn, tăng 66,7%; hàng dệt may đạt 900 nghìn sản phẩm, tăng 8,2%; phong bì được 200 nghìn sản phẩm, tăng 189%,...Tính chung 9 tháng đầu năm, ước đạt 127,5 triệu USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có sản phẩm xuất khẩu 8 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Hàng dệt, may đạt 12.439 nghìn sản phẩm, tăng 15,2%; Atimony thỏi đạt 124 tấn, tăng 133,8%,… Bên cạnh đó, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Chè xuất khẩu đạt 800 tấn, giảm 65,8%; đũa gỗ xuất khẩu đạt 26.980 nghìn đôi, giảm 42,6%; giấy đế xuất khẩu đạt 2.569 tấn, giảm 17,4%,...