MyLabel
Đường 17/8 Phường Minh Xuân - TP. Tuyên Quang
0207 3822.352
Email:tuyenquang@gso.gov.vn
Trang chủ
Văn bản pháp lý
Tin tức
Inforgraphics
Thư viện video
Thư viện ảnh
Liên hệ - Góp ý
Giới thiệu chung
Giới thiệu
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử phát triển
Chức năng nhiệm vụ
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
TIN TỨC SỰ KIỆN
Tin hoạt động ngành
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Tin địa phương
Hoạt động đoàn TNCS Hồ Chí Minh
THANH TRA THỐNG KÊ
Tin thanh tra
Văn bản thanh tra
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với thống kê tỉnh thành phố trực thuộc TW
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng với DNNN, DN và dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KT-XH
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý I
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 7
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12
KQ các cuộc điều tra
Tổng điều tra Dân số
Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản
Điều tra Vốn đầu tư
Điều tra Thương mại - Giá
Điều tra Công nghiệp - Xây dựng
Điều tra Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Điều tra Doanh nghiệp
Điều tra dân số
Điều tra khảo sát mức sống dân cư
Điều tra lao động việc làm
Điều tra Nông nghiệp
Các cuộc điều tra khác
Lĩnh vực chuyên môn
Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Qui trình ISO 9001:2015
Văn bản pháp lý
Quyết định số10/2020/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đề án-312-QĐ-TTg
Nghị định số 94/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
Nghị định số 95/2016/NĐ-CP Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Nghị định số 97/2016/NĐ-CP Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Luật Thống kê
Thông tư số 13/2019/TT-BKHĐT Quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ bổ sung xử phạt trong lĩnh vực Thống kê
Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 về sủa đổi bổ sung Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022
Niêm giám thống kê
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến
86
Lượt truy cập
477507
IP của bạn 1
44.200.122.214
Trang chủ
»
Thông tin kinh tế xã hội
»
Chi tiết
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2023 tỉnh Tuyên Quang
3/29/2023
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tài chính, ngân hàng
1.1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước
1.1.1. Thu ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện 03 tháng đầu năm 2023 đạt 590,61 tỷ đồng, đạt 18,45% dự toán năm, giảm 23,98% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa đạt 573,11 tỷ đồng, đạt 18,14%, giảm 25,07%.
- Một số khoản thu đạt khá là: Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 15,84 tỷ đồng, đạt 39,59% dự toán, tăng 55,96% so với cùng kỳ; thuế thu thuế thu nhập cá nhân ước đạt 46,28 tỷ đồng, đạt 35,6%, tăng 25,71%; thu phí - lệ phí ước đạt 61,11 tỷ đồng, đạt 23,87%, tăng 6,17%; thu khác của ngân sách đạt 15,48 tỷ đồng, đạt 15,48%, tăng 2,03%,…
1.1.2. Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 3.011,87 tỷ đồng, đạt 22,54% dự toán, giảm 8,22% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển ước đạt 477,4 tỷ đồng, đạt 32,28%, giảm 39,56%; chi thường xuyên ước đạt 1.373,99 tỷ đồng, đạt 19,83%, tăng 15,5%; chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương ước đạt 1.158,12,68 tỷ đồng, đạt 24,21%, giảm 8,11%,...
1.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng
- Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/3/2023 ước đạt 27.800 tỷ đồng, tăng 12,62% cùng kỳ; so với 31/12/2022 tăng 483 tỷ đồng, tăng 1,8%.
- Dư nợ tín dụng đến 31/3/2023 ước đạt 26.600 tỷ đồng, tăng 16,63% cùng kỳ; so với 31/12/2022 tăng 483 tỷ đồng, tăng 1,8%.
- Nợ xấu của các Ngân hàng thương mại đến 31/3/2023 khoảng 230 tỷ đồng, chiếm 0,86% trên tổng dư nợ.
2. Giá
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng giảm 0,16% so với tháng trước, tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,17% so với tháng 12 năm trước. Tính chung trong quý I năm 2023, CPI bình quân tăng 1,16% so với quý cùng kỳ năm trước.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 08 nhóm tăng giá so với tháng trước, 03 nhóm giảm giá.
Trong số 08 nhóm hàng tăng giá, so với tháng trước, bao gồm những nhóm hàng sau: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14% do thời tiết bắt đầu chuyển sang mùa hè nhu cầu tiêu dùng của người dân mua sắm các loại vải và quần áo may sẵn tăng; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,03% do giá vật liệu xây dựng tăng từ đầu năm và giá điện, nước sinh hoạt tăng so với tháng trước do nhu cầu sử dụng của người dân tăng; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19% do bước vào thời điểm giao mùa xuất hiện các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nhiễm khuẩn, cúm,… có chiều hướng gia tăng khiến nhu cầu sử dụng thuốc và dịch vụ y tế tăng; giao thông tăng 0,4% là do giá xăng, dầu điều chỉnh theo quyết định điều chỉnh của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về mức giá bán lẻ, tính chung từ đầu năm đến nay giá xăng, dầu đã có 4 lần tăng, 3 lần giảm và 1 lần giữ nguyên; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; giáo dục tăng 0,07% do bước sang học kỳ 2 nhu cầu mua sắm các loại văn phòng phẩm của học sinh các cấp tăng; văn hóa, giải trí, du lịch tăng 1,03%, do nhu cầu sử dụng các thiết bị giải trí gia đình như dàn âm thanh nghe nhạc của người dân tăng; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,01%,…
Trong 03 nhóm hàng giảm giá so với tháng trước; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,92%, do quy luật tiêu dùng giảm sau Tết Nguyên đán, tập trung ở một số mặt hàng như thịt lợn,thịt bò, gia cầm, trứng các loại va một nguyên nhân nữa là lượng tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn giảm do đã hết giai đoạn lễ hội trong khi nguồn cung thịt và trứng gia cầm ở mức cao; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,6%, do nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nước khoáng, nước ngọt, rượu bia và thuốc lá giảm; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,05%.
- Chỉ số giá vàng giảm 0,04% so với tháng trước, giảm 5,71% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,19% so với tháng 12 năm trước. Bình quân trong quý I tăng 2,17% so với quý cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 3,56% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,43% so với tháng 12 năm trước. Bình quân trong quý I giảm 2,4% so với quý cùng kỳ.
3. Hoạt động Xây dựng
Năm 2023, Tuyên Quang được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 5.280,56 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách địa phương là 1.158,74 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương là 4.121,82 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/3/2023 tổng số vốn giải ngân được 189,44 tỷ đồng, đạt 5,96% dự toán UBND tỉnh giao (kế hoạch là 3.175,85 tỷ đồng), trong đó: Vốn ngân sách địa phương giải ngân được 187,89 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương giải ngân được 1,55 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, tỉnh tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, an sinh xã hội như đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1); xây dựng Trường THPT Tuyên Quang chuyên tại địa điểm mới; đường trục giao thông phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn; xây dựng đường từ khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đến Quốc lộ 2D và đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ; dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh; dự án Flamingo Tân Trào; dự án điều chỉnh bổ sung quy hoạch di dân, tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh; và các dự án sử dụng nguồn vốn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
4. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
4.1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp
- Trong tháng, toàn tỉnh có 09 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, giảm 62,5% so với tháng trước, giảm 81,25% so với tháng cùng kỳ; tổng số vốn đăng ký là 88,05 tỷ đồng, giảm 9,21%, giảm 64,4%; vốn đăng ký bình quân một DN đạt trên 9,78 tỷ đồng, tăng 142,11%, tăng 73,85%.
- Tính chung trong quý I, toàn tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho 39 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 197,7 tỷ đồng, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 58,06%, giảm 65,25% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Có 41 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 24,07% so với quý cùng kỳ năm 2022. Nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 2.429 doanh nghiệp, tổng số vốn đăng ký đạt trên 28.056,93 tỷ đồng (bao gồm 15 doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài); vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 11,55 tỷ đồng, tăng 0,74%.
Trong quý I, có 95 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 9,19% so với quý cùng kỳ; có 03 doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại tăng so với cùng kỳ.
4.2. Xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến chế tạo
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I năm 2023 cho thấy: Số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I năm nay khả quan hơn quý trước đạt tỷ lệ 32,26%; doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định đạt tỷ 51,61% và có 16,13% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Dự kiến xu hướng kinh doanh quý tiếp theo so với quý hiện tại năm 2023 cho thấy: Có 41,94% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên (trong đó có ngành: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất bột giấy, giấy và bìa; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn); 45,16% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định (trong đó có ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; sản xuất hóa chât và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học); có 12,90% số doanh nghiệp dự báo tiếp tục khó khăn hơn.
5. Về sản xuất nông nghiệp (tính đến ngày 15/3/2023)
5.1. Trồng trọt
5.1.1. Sản xuất vụ Đông năm 2023
Vụ đông 2023, toàn tỉnh gieo trồng được 14.579,59 ha, giảm 0,05% (giảm 7,29 ha) so với năm 2022,... Kết quả cụ thể đối với từng loại cây trồng như sau:
- Cây ngô: Trồng được 5.392,17 ha, giảm 2,52%, giảm 139,52 ha; sản lượng ước đạt 24.571,71 tấn, giảm 1,84%, giảm 459,58 tấn.
- Cây khoai lang: Trồng được 1.126,25 ha, giảm 3,83% (giảm 44,81 ha); sản lượng ước đạt 6.943,49 tấn, giảm 3,77% (giảm 249,32 tấn).
- Cây đậu tương: Trồng được 57,41 ha, tăng 158,6% (tăng 35,21 ha); sản lượng ước đạt 94,67 tấn, tăng 146,66% (tăng 56,29 tấn).
- Cây lạc: Trồng được 51,05 ha, tăng 10,98% (tăng 5,05 ha); sản lượng ước đạt 112,41 tấn, tăng 11,64% (tăng 11,72 tấn).
5.1.2. Sản xuất vụ Xuân năm 2023
Theo kế hoạch, vụ Xuân năm nay toàn tỉnh sẽ phấn đấu gieo cấy 18.341,5 ha, đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã gieo cấy được 18.504,3 ha lúa (trong đó: Lúa lai 8.512 ha; lúa thuần 9.992,3 ha), đạt 100,89% kế hoạch, giảm 2,79% (giảm 531,9 ha) so với cùng kỳ; cây ngô trồng được 8.282,2 ha, đạt 102,49%, tăng 3,19% (tăng 256,1 ha); cây lạc 3.218,8 ha, đạt 95,51%, giảm 3,34% (giảm 111,1 ha); cây đậu tương 108 ha, đạt 84,44%, tăng 0,09% (tăng 0,1 ha); cây mía trồng mới, trồng lại là 578,4 ha, đạt 28,65%, tăng 22,15% (tăng 104,9 ha), trong đó: trồng mới là 322,2 ha, trồng lại là 256,2 ha; cây khoai lang 390,3 ha, đạt 92,93%.
5.1.3. Cây lâu năm
- Diện tích cây chuối hiện có trên địa bàn tỉnh 2.233,09 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ; sản lượng đạt trên 4.362,11 tấn, tăng 2,51%.
- Diện tích cây chè trên địa bàn tỉnh hiện có 8.331,77 ha, giảm 0,45% so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch ước đạt trên 9.705,25 tấn, tăng 0,02%.
5.2. Về chăn nuôi
5.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu tổng đàn ước đạt 90.124 con, giảm 1,71% (giảm 1.566 con) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò 39.646 con, tăng 5,52% (tăng 2.075 con); đàn lợn 557.446 con, tăng 2,42% (tăng 13.154 con); đàn gia cầm 7.225,66 nghìn con, tăng 3,92% (tăng 272,52 nghìn con).
5.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 1.723,13 tấn, tăng 5,57% (tương ứng với 6.336 con xuất chuồng) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò đạt 489,86 tấn, tăng 6,04% (tương ứng với 2.188 con); đàn lợn đạt 16.931,65 tấn, tăng 8,25% (tương ứng với 348.210 con); đàn gia cầm đạt 4.810,30 tấn, tăng 5.37% (tăng 463 tấn).
5.2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
5.2.3.1. Công tác phòng chống và điều trị
Công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh được nhân viên chăn nuôi thú y các xã, phường, thị trấn thực hiện chặt chẽ, thường xuyên đảm bảo phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý hiệu quả khi có gia súc, gia cầm mắc bệnh.
- Đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển ổn định không có dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra.
- Điều trị bệnh: Trên địa bàn các huyện, thành phố rải rác xuất hiện các bệnh Tụ huyết trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi, sán lá gan (đàn trâu,bò, tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); Newcastle, THT, cầu trùng…(đối với đàn gia cầm), đã được nhân viên thú y phát hiện, điều trị khỏi: 1.115/5.049 con, trong đó: Trâu, bò: 154/154 con; đàn lợn: 961/995 con. Số con chết 3.934/5.059 con, trong đó: 3.900 con gà chết do mắc bệnh Newcastle; 34 con lợn chết do mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi, phù đầu...
5.2.4. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ
+ Kiểm dịch vận chuyển ngoại tỉnh: Đã kiểm tra, cấp trên 804 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển 90.878 con gia súc, gia cầm và 7.915.900 kg sản phẩm động vật đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Các Trạm Kiểm dịch động vật: Đã kiểm tra trên 460 lượt phương tiện vận chuyển đủ thủ tục (141 chuyến vận chuyển 23.558 con gia súc, 315 chuyến vận chuyển 351.225 con gia cầm và 4 chuyển vận chuyển 18.783 kg gia súc.
+ Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố duy trì công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn, đã kiểm tra, đóng dấu: 490 con trâu, bò; 14.326 con lợn.
5.3. Về sản xuất lâm nghiệp
5.3.1. Công tác trồng rừng
Theo kế hoạch trồng rừng năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu trồng mới trên 10.100 ha, trong đó: Rừng sản xuất là 9.700 ha, rừng phân tán 400 ha. Ngay từ đầu năm các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, người dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; Hiện nay, các chủ rừng đang chuẩn bị cây giống, phân bón và cuốc hố, đảm bảo trồng rừng trong khung thời vụ tốt nhất, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong quý I, toàn tỉnh đã trồng được 2.857,74 ha, đạt 28,29% kế hoạch, giảm 18,84% so với cùng kỳ (trong đó trồng rừng tập trung 2.607,64 ha, trồng cây phân tán 250,1 ha); số cây giống đã sản xuất được 11,25 triệu cây, đạt 61,81%.
5.3.2. Khai thác gỗ rừng trồng
Toàn tỉnh đã khai thác 130.000 m3 gỗ¬, tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 11,6% kế hoạch, khai thác tre, nứa được 4.364 tấn, đạt 11,6%.
5.3.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Trong quý, trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng, số vụ chặt phá rừng là 6 vụ, với tổng diện tích bị chặt phá 11,83 ha, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 39 vụ vi phạm (trong đó xử phạt vi phạm hành chính 29 vụ, xử lý hình sự 10 vụ), tịch thu 12,88 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách 125,65 triệu đồng.
5.4. Về thuỷ sản
Dự ước quý I năm 2023, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 3.369,43 ha, giảm 1,44% so với cùng kỳ; sản lượng thuỷ sản ước đạt 2.184,75 tấn, tăng 8,11% (tăng 163,88 tấn), trong đó: Sản lượng nuôi trồng 2.015,17 tấn, tăng 7,85%; sản lượng khai thác có 169,58 tấn, tăng 11,35%; sản xuất giống được 26,90 triệu con tăng 4,14% (tăng 1,07 triệu con).
6. Về tỉnh hình sản xuất công nghiệp
6.1. Về chỉ số phát triển công nghiệp
- Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 26,71% so với tháng trước, tăng 9,75% so với cùng kỳ, cụ thể của các ngành như sau: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 30,4%, tăng 11,55%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 9,61%, tăng 2,61%; khai khoáng tăng 9,84%, giảm 9,83%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 18,51%, tăng 0,16%.
Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 30,6%, tăng 9,75%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,8%, tăng 44,3%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 6,15%, tăng 45,12%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 1,16%, tăng 12,53%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 9,32%, giảm 2,41%,...
- Tính chung trong quý I năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 18,01% so với cùng quý năm trước, Chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:
+ Ngành khai khoáng giảm 12,1%, nguyên nhân từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác đá, cát, sỏi và khai thác khoáng hóa chất giảm so cùng kỳ. Nguyên nhân là từ sau Tết Nguyên đán đến nay, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà diễn ra khá chậm do những khó khăn, tác động của thị trường bất động sản, giá vật liệu xây dựng có nhiều biến động nên sản lượng khai thác đá, cát sỏi một số công ty giảm so với cùng kỳ.
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,64%, do một số ngành chế biến tăng như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 22,06%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 76,31%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 42,95%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 23,95%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 108,6%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,92%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 57,74%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 39,2%,...
+ Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 2,08%, do lượng mưa từ đầu năm đến nay ít hơn so với mức trung bình hằng năm; các hồ thủy điện hiện đang ở mức trữ nước thấp; bên cạnh đó, để đảm bảo hài hòa trong việc điều tiết các hồ chứa nước thủy điện để vừa lo điện, vừa đảm bảo nguồn nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2022-2023, ngành điện đã chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; tăng cường sử dụng các nguồn điện, đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
+ Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,97%, do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng tăng. Công ty Cổ phần Cấp thoát nước đã tăng cường kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ xử lý nước nhằm bảo đảm các trạm sản xuất cấp nước ổn định.
6.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Trong tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm tăng 11,87%; bột ba rít tăng 58,34%; xi măng, tăng 9,99%; may mặc xuất khẩu tăng 45,24%; giày da tăng 28,89%; gỗ tinh chế, tăng 8,73%,.... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ như: Điện sản xuất giảm 9,23%; bột fenspat nghiền giảm 3,64%; bột giấy giảm 1,28%; thép cây, thép cuộn giảm 26,83%,....
Tính chung trong quý I năm 2023, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Điện thương phẩm tăng 6,82%; bột Felspat tăng 2,37%; xi măng tăng 0,78%; nước máy thương phẩm tăng 8,65%; giấy in viết, photo thành phẩm tăng 23,67%; gỗ tinh chế tăng 14,96%; thép cây, thép cuộn đạt tăng 100,48%,... Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước như: Điện sản xuất giảm 13,04%; đường kính giảm 21,93%; bột ba rít giảm 50,47%; hàng may mặc xuất khẩu giảm 8,46%; giầy da giảm 4,77%,...
7. Hoạt động thương mại, dịch vụ và tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 năm 2023 ước đạt 2.020,69 tỷ đồng, tăng 0,71% so với tháng trước, tăng 12,37% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.065,83 tỷ đồng, tăng 16,26% so với cùng kỳ năm trước.
7.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong tháng ước đạt 1.765,32 tỷ đồng, tăng 0,05% so với tháng trước, tăng 9,96% so với cùng kỳ. Phân theo nhóm hàng cụ thể như sau: Lương thực thực phẩm tăng 1,69%, giảm 17,74%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 0,18%, tăng 64,95%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục giảm 1,67%, tăng 71,19%; gỗ và vật liệu xây dựng giảm 6,31%, tăng 4,19%; xăng, dầu các loại giảm 0,18%, tăng 13,55%,....
- Tính chung trong quý I, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 5.335,44 tỷ đồng, tăng 13,92% so với cùng quý năm trước. Phân theo nhóm hàng cụ thể như sau: Hàng may mặc, tăng 1,83%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 78,96%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục tăng 99,42%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 8,62%; xăng, dầu các loại đạt tăng 14,09%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 10,96%; hàng hoá khác tăng 51,32%,,... Nhóm lương thực, thực phẩm giảm 12,71%,...
7.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong tháng ước đạt 177,12 tỷ đồng, tăng 7,59% so với tháng trước, tăng 29,61% so với cùng kỳ, trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 13,37 tỷ đồng, tăng 8,95%, tăng 22,7%; dịch vụ ăn uống ước đạt 163,75 tỷ đồng, tăng 7,48%, tăng 30,21%. Ước tính quý I doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 498,11 tỷ đồng, tăng 37,14% so với quý cùng kỳ.
- Doanh thu dịch vụ khác trong tháng ước đạt 78,09 tỷ đồng, tăng 1,11% so với tháng trước, tăng 38,93% so với cùng kỳ, trong đó: Dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 3,17%, tăng 53,53%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ tăng 1,62%, tăng 20,16%; giáo dục và đào tạo tăng 3,28%, tăng 36,49%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 3,01%, tăng 60,97%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 0,68%, tăng 54,2%,… Ước tính quý I doanh thu dịch vụ khác ước đạt 231,83 tỷ đồng, tăng 35,68% so với quý cùng kỳ.
7.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Trong tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 14,89 triệu USD, đạt 6,21% kế hoạch, giảm 28,84% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong quý I, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 50,28 triệu USD, đạt 20,95%, giảm 18,49% so với quý cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu ước đạt 34,03 triệu USD; nhập khẩu ước đạt 16,25 triệu USD, cụ thể như sau:
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trong tháng ước đạt 10 triệu USD, giảm 22,99% so với cùng kỳ, trong đó: Nhóm chè xuất khẩu đạt 220 tấn, tăng 233,33%; giấy đế xuất khẩu đạt 300 tấn, tăng 0,78%; hàng dệt, may, đạt 1.420 nghìn sản phẩm, tăng 6,9%; đũa gỗ xuất khẩu đạt 3.000 nghìn đôi, tăng 46,2%,…Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Bột barit đạt 1.100 tấn, giảm 27,25%; bột giấy đạt 300 tấn, giảm 58,16%,…
- Tính chung trong quý I, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 34,03 triệu USD, giảm 15,02% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có sản phẩm xuất khẩu trong quý đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Chè xuất khẩu tăng 157,93%; atimony thỏi, tăng 141,55%,…Bên cạnh đó, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Bột barit, giảm 30,53%; giấy đế xuất khẩu, giảm 35,99%; bột giấy giảm 52,89%; hàng dệt, may, giảm 32,38%; đũa gỗ xuất khẩu giảm 2,53%;
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 4,89 triệu USD, giảm 38,41% so với cùng kỳ. Tính chung trong quý I, ước đạt 16,25 triệu USD, giảm 24,91%,...
8. Vận tải hàng hóa và hành khách
8.1. Doanh thu vận tải tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Trong tháng, doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 278,16 tỷ đồng, tăng 2,17% so với tháng trước, tăng 44,86% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu từ vận tải hành khách ước đạt 47,07 tỷ đồng, tăng 1,4% và tăng 57,91%; doanh thu từ vận tải hàng hóa đạt 230,56 tỷ đồng, tăng 2,33% và tăng 42,3%; dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 0,33 tỷ đồng, tăng 4,23% và tăng 77,76%,...
- Tính chung trong quý I, doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 851,55 tỷ đồng, tăng 49,9% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 146,08 tỷ đồng, tăng 57,91%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 703,88 tỷ đồng, tăng 42,3%; dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 1 tỷ đồng, tăng 80,3%,…
8.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
- Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 761 nghìn hành khách, tăng 3,82% so với tháng trước và tăng 60,28% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 61.591 nghìn lượt hành khách.km, tăng 3,86% và tăng 25,09%. Tính chung trong quý I, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 2.324 nghìn hành khách, tăng 57,48% so với quý cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 187.054 nghìn lượt hành khách.km, tăng 23,56%.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.578 nghìn tấn, tăng 2,39% so với tháng trước và tăng 36,51% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 97.903 nghìn tấn.km, tăng 1,05% và tăng 33,35%. Tính chung trong quý I, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 4.792 nghìn tấn, tăng 41,64% so với quý cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 301.016 nghìn tấn.km, tăng 48,96%.
9. Về du lịch
Ước quý I, toàn tỉnh đã thu hút được 880.000 lượt khách du lịch, đạt 35% kế hoạch, tăng 107% so với cùng kỳ; doanh thu từ du lịch đạt 1.005 tỷ đồng, đạt 34%, tăng 144,5%.
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Công tác lao động, việc làm
Năm 2023, toàn tỉnh đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho trên 22.000 lao động nên ngay từ những ngày đầu năm, các cấp, các ngành trong tỉnh đang khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động thông qua cung cấp miễn phí các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm đến người lao động và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đổi mới công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh các giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh,… Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Trong quý I, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 7.179 người, đạt 32,3% kế hoạch, tăng 31,8% so với cùng quý năm trước (trong đó: làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh 4.405 người; làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 2.426 người; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 348 người).
2. Đời sống dân cư
Tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh trong quý I còn gặp nhiều khó khăn; giá cả các mặt hàng thiết yếu như giá xăng, dầu, nhiên liệu biến động; số lượng lao động bị tạm ngừng việc, thiếu, mất việc làm có chiều hướng tăng nhẹ. Tuy nhiên, tỉnh đã chủ động nguồn kinh phí, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh, xã hội, đã góp phần hỗ trợ người dân, người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động đã tác động mạnh tới đời sống dân cư,... Do vậy, đời sống dân cư trên địa bàn tiếp tục được ổn định, không có tình trạng thiếu đói trên diện rộng và không có thiên tai hỏa hoạn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Tiền lương trong khu vực doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động; tiền lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu vực doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Dù vậy, các chế độ chính sách cho người lao động vẫn được đảm bảo thực hiện tốt, có việc làm thường xuyên, đã giúp người lao động yên tâm làm việc; đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên; các cơ quan, đơn vị thực hiện trả lương cho người lao động đúng theo thời gian quy định; khu vực doanh nghiệp khắc phục khó khăn về tài chính để chi trả lương cho công nhân đảm bảo đời sống ổn định.
Nhìn chung, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong quý I, cơ bản ổn định và từng bước được cải thiện hơn, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần dần được phục hồi và đi vào ổn định, người lao động có tiền lương đảm bảo phần nào cho nhu cầu cuộc sống.
3. Công tác đảm bảo chế độ chính sách và an sinh xã hội, phòng chống các tệ nạn và tình hình lương thưởng Tết của người lao động tại các doanh nghiệp
3.1. Công tác đối với người có công với cách mạng
Tỉnh đã triển khai các hoạt động tặng quà của Chủ tịch nước và quà của tỉnh đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023. Tổng số là 16.727 suất quà, với tổng trị giá trên 7,0 tỷ đồng. Trong đó: Quà của Chủ tịch nước: 8.011 suất, số tiền 2,48 tỷ đồng; Quà của tỉnh, huyện là 8.716 suất với tổng giá trị trên 4,52 tỷ đồng; lãnh đạo tỉnh cũng đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối với các gia đình người có công với cách mạng tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
3.2. Công tác bảo trợ xã hội và phòng chống các tệ nạn xã hội
- Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách xã hội cũng được tỉnh hết sức quan tâm, chú trọng, duy trì chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 38.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng với kinh phí hỗ trợ trên 20 tỷ đồng/tháng. Hỗ trợ lượng thực cho các hộ bị thiếu lương thực nhân dịp Tết Nguyên đán và dịp giáp hạt năm 2023, dự kiến là 257.340 kg gạo để hỗ trợ 5.624 hộ với 17.156 nhân khẩu. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng triển khai các hoạt động thăm, tặng quà các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì công tác tiếp nhận, quản lý, điều trị và chuẩn bị các điều kiện tổ chức vui xuân, đón tết cho học viên đang cai nghiện tại Cơ sở trong dịp Tết nguyên đán. Trong quý I, đã tiếp nhận 28 học viên (Cai nghiện bắt buộc 27 học viên, cai nghiện tự nguyện 01 học viên); cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 19 học viên; (Cai nghiện bắt buộc 14 học viên, cai nghiện tự nguyện 0 học viên), chuyển đi trại tạm giam Công an tỉnh 01, người; chấm dứt hợp đồng cai nghiện tự nguyện 01 người. Đến thời điểm hiện tại Cơ sở đang quản lý 144 học viên (có mặt 137 học viên; trốn cai 06 học viên; đi viện 01 học viên); phối hợp với Công an huyện Sơn Dương tổ chức truy tìm 01 học viên trốn cai đưa trở lại Cơ sở; trong quý 1 năm 2023 Cơ sở không để xảy ra tình trạng học viên trốn cai tại Cơ sở.
3.3. Về tình hình lương thưởng Tết của người lao động và việc quản lý lao động tại doanh nghiệp, khu công nghiệp
- Tiền lương bình quân năm 2022 của người lao động tại các doanh nghiệp có báo cáo trên địa bàn tỉnh: 6.174.000 đồng/người/tháng (cao hơn năm 2021 là 436.000 đồng). Trong đó: Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: 8.855.000đồng/người/tháng; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước, chi nhánh thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước trên địa bàn tỉnh: 8.911.000 đồng/người/tháng; Doanh nghiệp dân doanh: 5.010.000 đồng/người/tháng; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 5.724.000 đồng/người/tháng.
- Thưởng Tết Dương lịch 2023: Mức thưởng bình quân người lao động tại doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng: 1.113.000 đồng/người (cao hơn năm 2022: 358.000 đồng). Trong đó: Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: 500.000 đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; Chi nhánh thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước trên địa bàn tỉnh: 1.188.000 đồng/người; Doanh nghiệp dân doanh: 874.000 đồng/người; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 350.000 đồng/người.
- Thưởng Tết Nguyên đán 2023: Mức thưởng bình quân người lao động tại doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng: 3.420.000 đồng/người (cao hơn năm 2022; 244.000 đồng). Trong đó: Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: 2.000.000 đồng/người; Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; Chi nhánh thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước trên địa bàn tỉnh: 4.379.000 đồng/người; Doanh nghiệp dân doanh: 5.958.000 đồng/người; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 2.857.000 đồng/người.
- Tình hình nợ lương 2022: Tổng số doanh nghiệp nợ lương: 03 doanh nghiệp với tổng số lao động bị nợ lương: 270 người, tổng số tiền lương nợ: 2.860 triệu đồng.
4. Hoạt động giáo dục và đào tạo
Tỉnh đã tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 THCS, lớp 12 THPT năm học 2022 - 2023; triển khai Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học kì 1, triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kì 2 năm học 2022-2023. Đây là một trong những hoạt động giáo dục rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng giáo dục của tỉnh. Kỳ thi nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, thi đua dạy tốt, học tốt.
Nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, hiện nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức công tác ôn tập, trong quá trình ôn tập các trường đã thường xuyên kiểm tra, đánh giá, phân loại học sinh để điều chỉnh phương pháp ôn tập cho hiệu quả chất lượng học sinh để điều chỉnh phương án ôn tập cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.
5. Hoạt động y tế
- Tỉnh đã tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và mùa lề hội 2023. Các đơn vị trên địa bàn tỉnh tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh và tổ chức triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh; kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch đảm bảo chủ động, sẵn sàng và kịp thời ứng phó với các diễn biến có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Về tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19. Tổng số cộng dồn tiêm tại tỉnh từ đợt 1 đến nay: 2.250.817 mũi tiêm; trong đó: mũi 01: 705.146 người; mũi 02: 692.941 người; mũi 03: 521.426 người; mũi 04: 252.104 người.
+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm mũi 1 là 100% (510.910 người còn 6.471 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 99,6% (513.298 người); có 79.200 người được tiêm bổ sung để hoàn thành liều cơ bản; Tỷ lệ tiêm mũi 3 là 90,6% (460.373 người); hoàn thành tiêm mũi 04 cho đối tượng ưu tiên, số người được tiêm mũi 04 là 252.104 người.
+ Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt trên 99,1% (77.991 trẻ; tiêm đủ 02 mũi đạt 100% (78.799 trẻ), tiêm mũi 3 là 77,6% (61.030 trẻ) tỷ lệ tiêm mũi 3 cao nhất là Yên Sơn (97,7%) thấp nhất là Chiêm Hóa (69,6%).
+ Tiêm cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 01 đạt 99,9% (116.245/116.326) các huyện, thành phố đạt trên 95%; tiêm 02 mũi là 86,7% (100.844 trẻ), hiện chưa có phản ứng phụ hoặc tai biến sẩy ra.
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến; công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được thực hiện tốt. Ngành y đã triển khai các giải pháp đảm bảo đủ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; đảm bảo đấu thầu thuốc - vật tư y tế tiêu hao theo đúng quy định; tiếp tục hoàn thành kế hoạch đấu thầu mua thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế 6 tháng cuối năm năm 2023 và năm 2024. Trong quý I, tổng số lượt khám bệnh đạt 201.069 lượt người. Trong đó: Bệnh viện tuyến tỉnh: 24.988 lượt, Trung tâm Y tế huyện: 85.232 lượt, Bệnh viện Đa khoa khu vực: 8.601lượt, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn: 82.248 lượt; công suất sử dụng giường bệnh tại Bệnh viện tuyến tỉnh: 79,0%, Trung tâm Y tế huyện: 71,6% và Bệnh viện Đa khoa khu vực: 55,1%; số ngày điều trị trung bình tại Bệnh viện tuyến tỉnh: 6,9 ngày, Trung tâm Y tế huyện: 6,0 ngày, Bệnh viện Đa khoa khu vực: 5 ngày.
6. Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao
- Lĩnh vực văn hoá: Trong quý I, nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức tại các địa phương trong tỉnh với quy mô và nhiều hoạt động, đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách tham quan trong và ngoài tỉnh; tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa đã tổ chức Lễ hội Lồng Tông (lễ hội xuống đồng) là lễ hội đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia; tổ chức Lễ động thổ Dự án Khu trồng cây lưu niệm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào; tổ chức Hội báo Xuân Quý Mão 2023 và triển lãm tranh cổ động tấm lớn (80 mẫu tranh) kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023), mừng xuân Quý Mão năm 2023 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai
- Về thể dục thể thao: Tổ chức thành công 3 giải thể thao cấp tỉnh (giải bóng chuyền hơi toàn tỉnh, giải bóng bàn, Ngày chạy Olympic toàn dân và giải Việt dã Tiền Phong năm 2023). Duy trì hoạt động 6 lớp đội tuyển năng khiếu với 30 vận động viên; 7 lớp đội tuyển trẻ với 68 vận động viên; 03 lớp đội tuyển tỉnh với 20 vận động viên tham gia luyện tập.
7. Công tác Chuyển đổi số
- Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm trong việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh, phấn đấu xếp hạng trong top 35 của cả nước về chuyển đổi số; cùng với đó là phấn đấu nâng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang xếp trong tốp 45 tỉnh với những việc cụ thể sau: Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC); duy trì hệ thống giám sát an toàn an ninh thông tin 4 cấp cho các hệ thống dùng chung của tỉnh; giải pháp phòng chống mã độc cho máy vi tính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Kế hoạch Phát động thi đua Chuyển đổi số - năm dữ liệu số tỉnh Tuyên Quang 2023
- Triển khai công tác thực hiện Đánh giá xếp hạng chuyển đổi số năm 2022 của các sở ban ngành, huyện thành phố và chấm điểm DTI tỉnh Tuyên Quang năm 2022.
8. Một số hoạt động khác
- Tỉnh đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2023 và phát động đợt thi đua cao điểm, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Trong quý I, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2023 với không khí vui tươi, phấn khởi. Công tác giao nhận quân diễn ra long trọng, đúng thời gian, đảm bảo nhanh gọn, đủ chỉ tiêu, tiết kiệm và an toàn; Trong đợt giao quân năm nay, toàn tỉnh có 1.275 công dân nhập ngũ. Trong đó, có 1.050 công dân nhập ngũ vào các đơn vị quân đội, 225 công dân tham gia nghĩa vụ công an, có 02 tân binh là đảng viên; 8 tân binh có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng, trung cấp; tân binh là dân tộc thiểu số chiếm gần 70%; độ tuổi trung bình 19 tuổi.
- Đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng kế hoạch các xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại 10 xã trên địa bàn toàn tỉnh và kế hoạch xây dựng 01 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị năm 2023.
9. Tình hình an toàn giao thông và phòng chống cháy, nổ
9.1. Về an toàn giao thông
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 03 người và làm bị thương 06 người. So với tháng trước, tăng 60% số vụ tai nạn, tăng 50% số người chết, tăng 100% về số người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, tăng 60% số vụ tai nạn, tăng 100% số người chết.
Tính chung trong quý I, trên địa bàn tỉnh xảy ra 23 vụ tai nạn giao thông, làm 7 người chết, 17 người bị thương. So với quý cùng kỳ, tăng 27,78% về số vụ tai nạn, tăng 16,67% số người chết, tăng 6,25% về số người bị thương.
9.2. Về cháy, nổ
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, nổ nào.
CỤC THỐNG KÊ TUYÊN QUANG
Tin tức khác
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2024 tỉnh Tuyên Quang
(25/03/2024)
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 03 và quý I năm 2022 tỉnh Tuyên Quang
(29/03/2022)
THÔNG BÁO
Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính p...
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính ...
Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về vi...
Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/2/2022 của Bộ trưởng Bộ T...
Lịch tiếp công dân
Văn bản số 2068/UBND - THVX ngày 22/5/2023 của Ủy ban n...
Quyết định 43 về Điều chỉnh thời gian công bố lịch phổ biến ...
Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu ...
Lich phổ biến thông tin thống kê năm 2024
Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Về vi...
Chỉ thị số 07/CT-TTg Về việc tăng cường công tác thống kê Nh...
Quyết định số 648/QĐ-TCTK ngày 16/6/2022 của Tổng cục Thống...
Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh về v...
Văn bản số 1695/UBND - TH ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh Về vi...
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động ngành
Thiên nhiên Tuyên Quang
Tổng điều tra
Điều tra thường xuyên
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
LIÊN KẾT WEBSITE