MyLabel
Đường 17/8 Phường Minh Xuân - TP. Tuyên Quang
0207 3822.352
Email:tuyenquang@gso.gov.vn
Trang chủ
Văn bản pháp lý
Tin tức
Liên hệ - Góp ý
Tiếp cận thông tin
Giới thiệu chung
Giới thiệu
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử phát triển
Chức năng nhiệm vụ
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
TIN TỨC SỰ KIỆN
Tin hoạt động ngành
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Tin địa phương
Hoạt động đoàn TNCS Hồ Chí Minh
THANH TRA THỐNG KÊ
Tin thanh tra
Văn bản thanh tra
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với thống kê tỉnh thành phố trực thuộc TW
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng với DNNN, DN và dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KT-XH
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý I
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 7
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12
KQ các cuộc điều tra
Tổng điều tra Dân số
Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản
Điều tra Vốn đầu tư
Điều tra Thương mại - Giá
Điều tra Công nghiệp - Xây dựng
Điều tra Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Điều tra Doanh nghiệp
Điều tra dân số
Điều tra khảo sát mức sống dân cư
Điều tra lao động việc làm
Điều tra Nông nghiệp
Các cuộc điều tra khác
Lĩnh vực chuyên môn
Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Qui trình ISO 9001:2015
Văn bản pháp lý
Quyết định số10/2020/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đề án-312-QĐ-TTg
Nghị định số 94/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
Nghị định số 95/2016/NĐ-CP Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Nghị định số 97/2016/NĐ-CP Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Luật Thống kê
Thông tư số 13/2019/TT-BKHĐT Quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ bổ sung xử phạt trong lĩnh vực Thống kê
Niêm giám thống kê
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến
123
Lượt truy cập
238940
IP của bạn 1
34.204.172.188
Trang chủ
»
Thông tin kinh tế xã hội
»
Chi tiết
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2023 tỉnh Tuyên Quang
5/30/2023
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về sản xuất nông nghiệp (tính đến ngày 15/5/2023)
1.1. Trồng trọt
1.1.1. Sản xuất vụ xuân năm 2023
Trong tháng, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài từ đầu năm đến nay; đã ảnh hưởng tới sinh trưởng của các loại cây trồng vụ xuân. Để sản xuất vụ xuân đạt kết quả tốt, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết bất thuận gây ra; ngành chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cao bà con nông dân tuân thủ nghiêm lịch thời vụ, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng không hiệu quả sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn; chủ động công tác theo dõi, dự báo tình hình dịch bệnh, hướng dẫn người dân phòng trừ hiệu quả, với quyết tâm giành vụ xuân thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng.
Kết quả: Cây lúa đã cấy được 18.519,19 ha, giảm 2,47% (giảm 469,13 ha) so với vụ đông xuân năm 2022. Trong đó: Lúa lai 8.870,8 ha, lúa thuần 9.648,39 ha; cây ngô đã trồng 8.238,1 ha, tăng 1,82% (tăng 146,98 ha); cây khoai lang 560,91 ha, giảm 3,27% (giảm 18,98 ha); cây đậu tương 108,18 ha, giảm 7,89% (giảm 9,27 ha); cây lạc 3.220,3 ha, giảm 2,23% (giảm 73,31 ha); cây mía diện tích hiện có là 2.130,89 ha.
Theo thống kê của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, tính đến ngày 8/5/2023, trên địa bàn toàn tỉnh đã có trên 320 ha bị chết, trong đó 120 ha có nguy cơ mất trắng. Diện tích này chủ yếu là mía trồng trên đồi, tập trung ở các xã Hào Phú, Tam Đa, Phú Lương, Lương Thiện, Bình Yên (Sơn Dương). Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay thời tiết ít mưa, khô hạn kéo dài. Hiện Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã cung ứng trên 1.000 tấn mía giống cho các hộ dân trồng lại, trồng dặm trên diện tích mía bị chết từ 50% trở lên, ưu tiên hộ trồng mới năm 2023. Theo ước tính của Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương, đến thời điểm này đơn vị đã hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng trợ giá mía giống cho người dân.
1.1.2. Cây lâu năm
Diện tích cây chuối hiện có trên địa bàn tỉnh 2.232,05 ha tăng 1,11% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt trên 7.467,11 tấn, tăng 10,34%; sản lượng chuối chủ yếu được tiêu thụ cho các thành phố lớn như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa và các địa phương khác trong cả nước,…diện tích cây vải hiện có 316,59 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 1.773,05 tấn, tăng 3,18%.
Diện tích cây chè trên địa bàn tỉnh hiện có 8.289,04 ha, sản lượng thu hoạch đến ngày 15/5/2023 ước đạt 28.632,54 tấn, giảm 3,24% so với cùng kỳ.
Đánh giá chung, các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định, tình hình sâu bệnh được phòng trừ kịp thời và được kiểm soát; giá vật tư phân bón đầu vào đã giảm hơn so với năm trước; bên cạnh đó, người dân đã tập trung chăm sóc các loại cây trồng theo đúng quy trình và phát triển tốt; ngành chức năng và chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất, diện tích gieo cấy lúa được đảm bảo theo kế hoạch đề ra và theo đúng khung lịch thời vụ. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn nước để phục vụ sản xuất còn gặp khá nhiều khó khăn, từ đầu vụ Đông đến nay, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm; nhiều hồ chứa thủy lợi mực nước đã tụt xuống mức thấp hơn trung bình nhiều năm đây là những điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.3. Tình hình sinh vật gây hại
a. Cây hàng năm vụ xuân: Cây lúa xuân (ngậm sữa – vào chắc): Rầy nâu, rầy lưng trắng, bọ xít gây hại rải rác; cây ngô, cây lạc, đậu tương. Sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang gây hại rải rác; cây mía (đẻ nhánh) Bọ trĩ gây hại rải rác, tỷ lệ hại 2-4%; bọ hung gây hại rải rác tại một số ruộng đất soi bãi, mật độ nơi cao 1-2 con/hố;
b. Cây lâu năm: Cây chè (ra búp): Rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít gây hại, tỷ lệ hại trung bình 1-3%, nơi cao 5-6% số búp. Cây có múi: Nhện trắng, rám vàng gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá; cây nhãn, vải (hoa – quả non); bọ xít nâu gây hại, mật độ trung bình 1-2 con/cành, nơi cao 3-4 con/cành, non - trưởng thành. Bệnh chổi rồng, bệnh sương mai, nhện lông nhung gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 5-7% số cành.
c. Cây lâm nghiệp (vườn ươm-1-5 tuổi): Sâu ăn lá gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số lá (sâu non). Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-3 tuổi, nơi cao 3-5% số cây. Bệnh thán thư, bệnh vàng lá, khô cành, khô ngọn gây hại rải rác trên cây bạch đàn tuổi 1-2, tỷ lệ hại nơi cao 2-4% số cây.
1.2. Về chăn nuôi
1.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu tổng đàn 90.124 con, giảm 1,71% (giảm 1.566 con) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò 39.646 con, tăng 5,52% (tăng 2.075 con); đàn lợn 562.448 con, tăng 2,97% (tăng 16.206 con); đàn gia cầm 7.022,88 nghìn con, tăng 4,23% (tăng 285,09 nghìn con).
1.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu sản lượng thịt hơi đạt 745,04 tấn, tăng 6,22% (tương ứng với 2.321 con xuất chuồng) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò ước đạt 223,17 tấn, tăng 6,61% (tương ứng với 1.038 con); đàn lợn đạt 5.304,07 tấn, tăng 5,95% (tương ứng với 64.797 con); đàn gia cầm đạt 1.731,52 tấn, tăng 6,39%.
Đánh giá chung, tình hình chăn nuôi trong tháng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, ngành chức năng luôn quan tâm, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi và thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo đúng định kỳ, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục tăng, giá bán các loại sản phẩm không ổn định, lợi nhuận của người chăn nuôi đang bị giảm mạnh, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, mở rộng và phát triển đàn.
1.2.3. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong tháng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã phát sinh tại 02 thôn với tổng số 22 hộ, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy là 63 con, tổng trọng lượng trên 1.984 kg.
- Trên địa bàn các huyện, thành phố có một số gia súc, gia cầm ốm do mắc các bệnh Tụ huyết trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi, sán lá gan (đàn trâu,bò, tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); Niucatson, THT, cầu trùng…(đối với đàn gia cầm), số gia súc mắc bệnh đã được nhân viên thú y xã phát hiện, điều trị khỏi: 532/556 con, trong đó: Trâu, bò: 114/114 con; đàn lợn: 418/442 con.
1.2.4. Công tác tiêm phòng
Trong tháng, các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện công tác tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm, kết quả tiêm phòng như sau: Đàn trâu 100.081 con, trong đó tiêm vắc xin LMLM: 48.967 con, THT: 51.114 con; đàn bò: 48.167 con, trong đó tiêm vắc xin LMLM: 23.841 con, THT: 24.326 con; đàn lợn: 578.220 con, trong đó tiêm vắc xin LMLM: 20.450 con, THT: 281.137 con, Dịch tả: 276.633 con; đàn gia cầm: 6.358.413 con trong đó tiêm vắc xin THT: 2.769.976 con, Niucatson 3.019.616 con, dịch tả vịt 72.830 con; đàn chó: tiêm phòng dại 45.640 con.
1.2.5. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ
- Tại các Trạm Kiểm dịch: Đã kiểm tra, cấp trên 167 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ngoại tỉnh, trong đó: 89 chuyến vận chuyển 13.180 con lợn giết thịt; 77 chuyến vận chuyển 66.970 con gia cầm giết thịt; 01 chuyến vận chuyển 7.500 kg sản phẩm động vật đã qua xử lý nhiệt làm thức ăn chăn nuôi.
- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố duy trì công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn các huyện, thành phố: Tại TP Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm yên, Chiêm Hóa, Na Hang đã kiểm tra, đóng dấu: 195 con trâu, bò và 4.989 con lợn.
1.3. Về sản xuất lâm nghiệp
1.3.1. Công tác trồng rừng
Trong tháng, tiến độ trồng rừng tập trung toàn tỉnh ước tính trồng được 2.555,96 ha, tăng 15,55% so với tháng cùng kỳ. Trong 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã trồng được 7.346,87 ha, tăng 0,77% so với cùng kỳ năm 2022; số cây lâm nghiệp trồng phân tán trồng được là 709,76 nghìn cây.
1.3.2. Khai thác gỗ rừng trồng
Toàn tỉnh khai thác được 109.643,2 m3 gỗ¬, tăng 5,88% so với tháng cùng kỳ. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã khai thác được trên 349.059,75 m3, tăng 4,49% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng khai thác chủ yếu là gỗ rừng trồng nguyên liệu.
1.3.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Hiện nay, thời tiết đã bước vào thời kỳ cao điểm hanh khô, nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cháy rất cao, đặc biệt là ở một số huyện trọng điểm về cháy rừng. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa hanh khô, ngành chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục cho người dân nâng cao kiến thức về phòng cháy, chữa cháy rừng; triển khai nhiều phương án thiết thực, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra.
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào; số vụ chặt phá rừng là 05 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 1,44 ha. Đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 18 vụ và 2,87 m3 gỗ các loại; phạt hành chính và bán thanh lý tài sản 48,5 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 12,5 triệu đồng).
1.4. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Trong tháng, tỉnh đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình OCOP năm 2023. Theo đó, năm 2022, tỉnh đã đánh giá, xếp hạng 66 sản phẩm OCOP. Trong đó, 6 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 57 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 3 sản phẩm được công nhận nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao. Riêng sản phẩm chè Shan tuyết Hồng Thái (Na Hang) loại 1 tôm, 1 lá đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Hội đồng OCOP cấp quốc gia nâng hạng từ 4 sao lên 5 sao. Năm 2023, tỉnh tiếp tục hỗ trợ nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hoá, nâng hạng các sản phẩm OCOP. Trong đó, phấn đấu, đánh giá, phân hạng trên 40 sản phẩm OCOP mới đạt từ 3 sao trở lên; nâng hạng trên 10 sản phẩm OCOP từ 3 sao lên hạng 4 sao; hỗ trợ tiêu chuẩn hoá 3 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao,…
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Chỉ số phát triển công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng giảm 2,92% so với tháng trước, tăng 4,67% so với cùng kỳ, cụ thể như sau: Ngành khai khoáng tăng 3,9%, tăng 17,11%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,09%, tăng 9,17%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 12,61%, giảm 19,39%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 1,93%, tăng 1,29%.
Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước, tăng so với cùng kỳ như: Sản xuất trang phục tăng 12,78%, tăng 80,33%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 7,27%, tăng 33,43%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 8,41%, tăng 7,77%; chế biến thực phẩm tăng 1,77%, tăng 13,43%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 3,72%, tăng 40,12%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 1,29%, tăng 8,86%; hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 14,47%, giảm 5,51%,...
- Tính chung trong 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 12,55% so với cùng kỳ năm trước, chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:
+ Ngành khai khoáng tăng 0,69%, nguyên nhân từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác đá, cát, sỏi tăng so cùng kỳ. Nguyên nhân là từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tỉnh đã tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, các dự án, công trình trọng điểm, các dự án thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các công trình thuộc Dự án di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang,... nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đã khiến nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà tăng trưởng khá, sức tiêu thụ vật liệu xây dựng tăng đã thúc đẩy đến sản lượng khai thác đá, cát sỏi một số công ty tăng so với cùng kỳ.
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,5%, nguyên nhân do một số ngành chế biến tăng như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 17,48%; sản xuất trang phục tăng 2,72%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 43,44%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 24,38%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,71%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 150,54%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 17,51%; sản xuất kim loại tăng 36,77%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 6,14%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 202,49%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 40,38%,...
+ Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,7%, nguyên nhân: Do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng tăng.
+ Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 18,72%, do từ đầu năm đến nay không xuất hiện mưa lớn trên địa bàn tỉnh, lượng mưa ít hơn so với mức trung bình hằng năm; các hồ thủy điện hiện đang ở mức trữ nước thấp; dự báo nùa khô năm nay tình hình nắng hạn có thể kéo dài, lượng mưa ít, các nhà máy thủy điện sẽ đối diện với tình trạng thiếu nước để phát điện và điều tiết nước cho vùng hạ du; ngành điện đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các phương án tăng cường sử dụng các nguồn điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Trong tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm tăng 2,7%; chè chế biến tăng 1,1%; bột ba rít tăng 49,86%; bột Felspat nghiền tăng 3,34%; giấy đế xuất khẩu tăng 140,08%; nước máy thương phẩm tăng 1,11% gỗ tinh chế, tăng 2,72%; thép cây, thép cuộn tăng 2,27%,.... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp chính giảm so với cùng kỳ như: Điện sản xuất giảm 38,42%; xi măng giảm 2,16%; may mặc xuất khẩu giảm 12,1%,....
Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2023, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Điện thương phẩm tăng 3,85%; bột ba rít tăng 9,4%; bột Felspat tăng 15,18%; nước máy thương phẩm tăng 4,68%; giấy in viết, photo thành phẩm tăng 26,45%; gỗ tinh chế tăng 6,54%; thép cây, thép cuộn đạt tăng 40,02%,... Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước như: Điện sản xuất giảm 31,31%; chè chế biến giảm 4,72%; xi măng giảm 15,36%; hàng may mặc xuất khẩu giảm 29,43%; giầy da giảm 1,67%,...
Đánh giá chung, tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh đang dần phục hồi và phát triển sản xuất hiệu quả, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất và đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các dự án tại các khu, cụm công nghiệp để sớm hoàn thành đưa vào sản xuất như: Nhà máy gạch tuynel công nghệ cao; Nhà máy Sao Việt Wood… đã góp phần tăng khối lượng sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là sự chủ động thích ứng của các doanh nghiệp trong sản xuất, đẩy mạnh kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh với đối tác có nhu cầu nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tiêu thụ hàng hóa, giữ vững chất lượng và thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, đóng góp ngân sách lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, đối với các nhóm hàng may mặc xuất khẩu, gỗ, bột giấy,… do nhu cầu tiêu dùng giảm của các đối tác thương mại truyền thống lớn như: Trung Quốc, Mỹ và EU giảm dẫn đến đơn hàng sản xuất giảm và kim ngạch xuất khẩu giảm. Để phục hồi sản xuất, bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển hướng đa dạng sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới. Đây là thách thức đối với doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang bất ổn.
3. Kết quả thu ngân sách nhà nước tháng 4 năm 2023
3.1. Kết quả thu ngân sách
Tổng thu nội địa trong tháng 5 ước thực hiện là 200 tỷ đồng, lũy kế đạt 879,2 tỷ đồng, đạt 27,8% dự toán, giảm 25% so với cùng kỳ.
Số thu nội địa trừ tiền sử dụng đất và xổ số ước thực hiện là 175,8 tỷ đồng, lũy kế đạt 743,6 tỷ đồng, đạt 29,7% dự toán, giảm 19,2% so với cùng kỳ.
3.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thu
3.2.1. Tăng thu
- Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tăng 5,5 tỷ đồng, tăng 5,3 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu: Phát sinh thuế giá trị gia tăng của Công ty TNHH sản xuất giày Chung Jye Tuyên Quang - Việt Nam tăng 2,7 tỷ đồng; công ty TNHH Vinh Thịnh Tuyên Quang nộp thuế tăng 1,8 tỷ đồng; công ty TNHH Sữa cho tương lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tăng 300 triệu;… so với cùng kỳ.
- Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước ước thực hiện là 26 tỷ đồng, tăng 2,4 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân: Cơ quan Thuế đã tích cực đôn đốc các đơn vị nộp số tiền phát sinh kỳ 1 năm 2023 vào NSNN.
- Thu thuế bảo vệ môi trường ước thực hiện là 21 tỷ đồng, tăng 1,9 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân do đôn đốc thu nợ của Công ty TNHH một thành viên dầu khí Hải Linh Hà Tuyên 2 tỷ đồng.
3.2.2. Giảm thu
- Thu từ khu vực DNNN do Trung ương quản lý ước thực hiện là 22 tỷ đồng, giảm 4,4 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân: Sản lượng điện kê khai nộp thuế của Công ty Thủy điện Tuyên Quang - Chi nhánh tập đoàn điện lực Việt Nam giảm 61,9 triệu kwh so với cùng kỳ, số nộp NSNN giảm 4,3 tỷ đồng.
- Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thực hiện là 36,4 tỷ đồng, giảm 16,3 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân: Thực hiện Nghị định số 12/2023/NĐ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023.
- Thu tiền thuê đất ước thực hiện 28 tỷ đồng, giảm 6,8 tỷ đồng so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và gia hạn tiền thuê đất của năm 2022 của Chính phủ làm giảm số nộp năm 2023.
4. Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
4.1. Tình hình thực hiện Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 5 năm 2023 đạt 273,78 tỷ đồng, tăng 20,07% so với tháng trước, tăng 26,27% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 241,82 tỷ đồng, tăng 23,28%, tăng 25,7%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 30,11 tỷ đồng, tăng 1,95%, tăng 33,12%; vốn ngân sách cấp xã đạt 1,86 tỷ đồng, giảm 20,43%, tăng 2,09%.
- Tính chung, trong 5 tháng đầu năm nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.090,6 tỷ đồng, đạt 20,65% kế hoạch, tăng 35,9% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 965,9 tỷ đồng, đạt 20,98%, tăng 35,85%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 112,54 tỷ đồng, đạt 17,83%, tăng 39,98%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 12,17 tỷ đồng, đạt 26,57%, tăng 9,43%.
4.2. Về giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2023, Tuyên Quang được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 5.719,53 tỷ đồng, trong đó: Vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 113,68 tỷ đồng; vốn theo kế hoạch năm 2023 là 5.605,85 tỷ đồng, nguồn vốn địa phương phân bổ đến ngày 19/5/2023 là 3.175, 85 tỷ đồng; chưa phân bổ 2.430 tỷ đồng (Vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) đoạn qua tỉnh Tuyên Quang.
Tính đến ngày 19/5/2023, tổng số vốn đã giải ngân được 440,91 tỷ đồng, đạt 13,4% kế hoạch, nằm trong nhóm những tỉnh có kết quả giải ngân trung bình của cả nước (cả nước 15,65%), trong đó: Nguồn vốn kế hoạch năm 2023 giải ngân được 433,31 tỷ đồng, đạt 13,64%; nguồn vốn năm 2022 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 giải ngân được 7,6 tỷ đồng, đạt 6,69%.
Với quyết tâm thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công, 6 tháng đầu năm giải ngân tối thiểu 50%, cả năm giải ngân 98% nguồn vốn, đảm bảo đóng góp 1% vào tăng trưởng 9% của tỉnh. Tỉnh đã triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là những chương trình, dự án hạ tầng trọng điểm; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch, xây dựng khu tái định cư, đất đắp, vật liệu xây dựng. Các ngành, các huyện cùng tập trung xây dựng phương án nhằm thúc đầy giải ngân vốn hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, không né tránh khi giải quyết các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công sớm hoàn thành các công trình, dự án.
5. Hoạt động thương mại, dịch vụ, giá cả và tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa
Thị trường các mặt hàng thiết yếu trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023 không có biến động bất thường. Mặc dù chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như giá nguyên liệu trên thị trường thế giới, dịch bệnh, mùa vụ… nhưng cơ bản, cung cầu các mặt hàng được bảo đảm, giá có sự tăng, giảm đan xen đối với từng nhóm hàng. Nguồn cung mặt hàng xăng dầu đầy đủ, giá trong nước có xu hướng tăng/giảm đan xen do chịu tác động của giá thế giới. Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ và vận tải trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước; du lịch, lữ hành được phục hồi và khởi sắc; xuất, nhập khẩu ổn định, chỉ số giá được kiềm chế ở mức thấp.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước đạt 2.356,76 tỷ đồng, tăng 1,72% so với tháng trước, tăng 24,08% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước ước đạt 10.921,71 tỷ đồng, tăng 21,53% so với cùng kỳ.
5.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 5 ước đạt 2.067,79 tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước, tăng 21,32% so với cùng kỳ. Một số nhóm hàng hóa chính là: Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 7,6%, tăng 84,19%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục giảm 0,5%, tăng 87,49%; gỗ và vật liệu xây dựng, tăng 0,01%, tăng 2,77%; xăng, dầu các loại tăng 3,47%, tăng 55,58%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 2,32%, giảm 10,11%; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 8,51%, tăng 77,3%; lương thực, thực phẩm tăng 2,03%, giảm 3,18%; hàng may mặc tăng 1,29%, giảm 5,67%; lương thực, thực phẩm giảm 1,05%, giảm 8,8%,…Tính chung trong 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 9.625,22 tỷ đồng, tăng 27,36% so với cùng kỳ.
5.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Trong tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 207,8 tỷ đồng, tăng 1,3% so với tháng trước, tăng 51,54% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 17,43 tỷ đồng, tăng 2,1%, tăng 41,07%; dịch vụ ăn uống đạt 190,37 tỷ đồng, tăng 1,23%, tăng 52,57%. Tính chung trong 5 tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 900,07 tỷ đồng, tăng 51,54%.
- Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng ước đạt 0,2 tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước. Tính chung trong 5 tháng doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 0,84 tỷ đồng.
- Doanh thu nhóm dịch vụ khác trong tháng ước đạt 80,98 tỷ đồng, giảm 3,89% so với tháng trước, tăng 40,08% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ kinh doanh bất động sản đạt 2,45 tỷ đồng, tăng 3,35%, giảm 29,59%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ đạt 16,54 tỷ đồng, tăng 2,48%, tăng 31,64%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 2,25 tỷ đồng, tăng 5,49%, tăng 19,6%; sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình đạt 9,93 tỷ đồng, tăng 0,78%, tăng 27,73%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 20,44 tỷ đồng, giảm 16,68%, tăng 66,13%,... Tính chung trong 5 tháng, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 395,57 tỷ đồng, tăng 38,77%.
5.3. Giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tăng 0,28% so với tháng trước, tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,17% so với tháng 12 năm trước. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, CPI tăng 4,57% so với cùng kỳ.
- Trong tháng có 06/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,9%. Trong đó, lương thực tăng 0,31%; thực phẩm tăng 0,79%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2,29%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%, do thời tiết nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao, nhu cầu sử dụng các loại nước quả ép và nước uống tăng lực để bổ sung sức khỏe của người dân tăng; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,15%, do giá giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng từ ngày 4/5 và do thời tiết nắng nóng cao điểm nên nhu cầu sử dụng của người dân cao hơn; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ 0,07%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35%; bưu chính viễn thông tăng 0,09%.
Trong 05 nhóm hàng giảm giá, nhóm giao thông giảm mạnh nhất với mức giảm 2,47% là do giá xăng, dầu điều chỉnh tại các kỳ điều hành giá của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về mức giá bán lẻ xăng, dầu (xăng giảm 7,84%, dầu diesel giảm 7,86%); may mặc, mũ nón, giày dép giảm nhẹ 0,17% do thời tiết nắng nóng nhu cầu mua sắm các loại vải và quần áo may sẵn của người dân giảm; giáo dục giảm 0,12% do nhu cầu mua các loại văn phòng phẩm và đồ dùng giảm do học sinh các cấp hoàn tất chương trình năm học và chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,91%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,24%.
- Chỉ số giá vàng tăng 1,21% so với tháng trước, giảm 0,28% so với cùng kỳ năm trước và tăng 5,79% so với tháng 12 năm trước. Tính chung trong 5 tháng, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 1,93% so với cùng kỳ năm trước và giảm 1,19% so với tháng 12 năm trước. Tính chung trong 5 tháng, tăng 3,11% so với cùng kỳ.
5.4. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 5
Những khó khăn trong sản xuất và sự sụt giảm đơn hàng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2023 tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa trong tháng 5. Trong tháng, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 14,63 triệu USD, giảm 28,87% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 5 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 87,34 triệu USD, đạt 36,39% kế hoạch, giảm 17,75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 51,18 triệu USD, đạt 34,12%, giảm 25,75%, nhập khẩu ước đạt 36,16 triệu USD, đạt 40,18%, giảm 2,95%, cụ thể như sau:
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 9,63 triệu USD, giảm 26,88% so với cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với tháng cùng kỳ như: Chè xuất khẩu ước đạt 350 tấn, tăng 891,64%; giấy đế đạt 300 tấn, tăng 127,27%; Antimony thỏi đạt 35 tấn, tăng 250%,… Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Bột giấy đạt 300 tấn, giảm 88,37%; giấy in viết, photo thành phẩm đạt 50 tấn, giảm 91,47%; hàng dệt, may đạt 1.120 nghìn sản phẩm, giảm 11,11%; phong bì đạt 120 nghìn cái, giảm 43,7%. Tính chung trong 5 tháng, một số nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Chè xuất khẩu tăng 297,84%; atimony thỏi, tăng 257,21%,… Bên cạnh đó, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Bột barit, giảm 52,09%; giấy đế, giảm 12,45%; bột giấy giảm 84,19%; hàng dệt, may, giảm 41,64%,…
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 5 triệu USD, giảm 32,43% so tháng cùng kỳ. Tính chung trong 5 tháng ước đạt 36,16 triệu USD, giảm 2,95% so với cùng kỳ.
6. Vận tải hàng hóa và hành khách
Hoạt động vận tải ghi nhận sự phục hồi khá tích cực. Từ đầu năm đến nay, nhu cầu đi du lịch, lễ hội và vận chuyển hàng hóa của người dân tăng cao. Các đơn vị vận tải đang tích cực tăng cường phương tiện, nhân lực phục vụ nhu cầu đi lại của người dân phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân; ngành chức năng đã chú trọng, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định, phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường...
6.1. Doanh thu vận tải tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Doanh thu vận tải tháng 5/2023 ước đạt 300,14 tỷ đồng, tăng 2,45% so với tháng trước, tăng 23,13% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 53,44 tỷ đồng, tăng 3,83%, tăng 23,94%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 246,1 tỷ đồng, tăng 2,15%, tăng 22,89%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 0,38 tỷ đồng, tăng 4,69%, tăng 60,38%,…
- Tính chung trong 5 tháng, doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 1.444,57 tỷ đồng, tăng 40,36% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 251,13 tỷ đồng, tăng 46,83%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.190,67 tỷ đồng, tăng 38,93%; dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 1,74 tỷ đồng, tăng 73,3%,…
6.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
- Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 0,85 triệu lượt hành khách, tăng 4,24% so với tháng trước, tăng 33% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 70,56 triệu lượt hành khách.km, tăng 3,53%, tăng 15,25%. Tính chung trong 5 tháng, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 3,97 triệu lượt hành khách, tăng 44,89% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 326,5 triệu lượt hành khách.km, tăng 19,66%.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 1,68 triệu tấn, tăng 3,16% so với tháng trước, tăng 48,39% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 105,63 triệu tấn.km, tăng 2,23%, tăng 42,33%. Tính chung trong 5 tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 8,09 triệu tấn, tăng 38,71% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 511,79 triệu tấn.km, tăng 40,9%.
7. Về du lịch
Tỉnh đã tổ chức các hoạt động khai mạc Năm du lịch và Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế lần thứ II năm 2023 được đánh giá sáng tạo, phát huy hiệu quả rất tích cực và rõ nét trong việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất, văn hóa, con người và các sản phẩm du lịch hấp dẫn của Tuyên Quang đến với đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh ngày càng phát triển. Trong thời gian diễn ra các hoạt động, toàn tỉnh đã thu hút gần 145 nghìn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách.
Trong tháng 5/2023, đã thu hút được trên 312.000 lượt khách du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt 380 tỷ đồng. Tính chung trong 5 tháng, thu hút được 1.542.000 lượt khách đạt 62% kế hoạch, tăng 57,5% so với cùng kỳ; tổng thu đạt 1.542 tỷ đồng; đạt 60% kế hoạch, tăng 44% so với cùng kỳ).
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Công tác lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp
Tổ chức thành công phiên giao dịch việc làm tại huyện Lâm Bình và đưa vào thử nghiệm sàn giao dịch việc làm online nhằm kết nối trực tuyến giữa người lao động và các đơn vị tuyển dụng một cách nhanh chóng thuận tiện; nhằm mục đích kết nối giữa doanh nghiệp tuyển dụng và người lao động, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động địa phương. Qua đây, các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực tại chỗ của địa phương để tuyển dụng vào làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp.
Trong tháng, đã tạo việc làm mới cho 2.460 lao động; ước tính trong 5 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 12.521 lao động được tạo việc làm, đạt 56,4% kế hoạch, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 7.514 người; lao động đi làm việc các tỉnh, thành phố là 4.403 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng là 604 người.
2. Công tác đảm bảo chế độ người có công với cách mạng, bảo trợ, an sinh xã hội và phòng chống các tệ nạn
- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào, hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; hỗ trợ, giúp đỡ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở. Tính chung trong 5 tháng, các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho 28 gia đình người có công với cách mạng, số tiền hỗ trợ trên 900 triệu đồng.
- Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội, thường xuyên rà soát năm chắc tình hình đời sống ngân dân, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do tai nạn rủi ro, duy trì chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 37.145 đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí trợ cấp xã hội hàng tháng trên 20 tỷ đồng.
- Trong tháng Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh đã tiếp nhận 07 học viên (06 người cai nghiện bắt buộc; 01 người cai nghiện tự nguyện); cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 06 học viên. Luỹ kế từ đầu năm đến nay Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh đã tiếp nhận 32 học viên (Cai nghiện bắt buộc 30 học viên, cai nghiện tự nguyện 02 học viên); cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 30 học viên; phối hợp tổ chức truy tìm đưa trở lại Cơ sở 01 học viên trốn cai. Tại thời điểm báo cáo Cơ sở đang quản lý 148 học viên.
3. Hoạt động giáo dục và đào tạo
Tỉnh đã tổ chức Lễ tuyên dương 190 học sinh, sinh viên đạt giải cao và giáo viên, giảng viên có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học 2022-2023. Đặc biệt, đây là cũng là năm học đầu tiên tỉnh Tuyên Quang vinh dự có một dự án của nhóm học sinh trường Trung học phổ thông Chuyên được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn tham dự Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ.
Để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến sẽ diễn ra trong hai ngày 28 và 29/6 đạt kết quả cao; hiện nay, các trường THPT trên địa bàn tỉnh đang tập trung triển khai cho học sinh khối 12 ôn thi tốt nghiệp và xây dựng nội dung chương trình bám theo chuẩn kiến thức kỹ năng để tổ chức ôn tập. Trong quá trình ôn tập thường xuyên đánh giá, phân loại học sinh theo trình độ và có phương án ôn tập thích hợp với năng lực, kiến thức của các em để điều chỉnh phương pháp ôn tập cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.
4. Hoạt động y tế
Tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh và tổ chức triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch đảm bảo chủ động, sẵn sàng và kịp thời ứng phó với các diễn biến có thể xảy ra của dịch bệnh. Tập trung chỉ đạo và tiếp tục thúc đẩy công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; thường xuyên rà soát để đảm bảo các nhóm nguy cơ, nhất là người cao tuổi, người có bệnh lý nền, người suy giảm miễn dịch,... được tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 1.290 ca mắc Covid-19, hiện đang điều trị là 487 người tại cơ sở y tế và tại nhà, không có bệnh nhân tử vong.
- Về tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 tính đến ngày 21/5/2023: Tổng số cộng dồn tiêm tại tỉnh từ đợt 1 đến nay: 2.262.220 mũi tiêm; trong đó: mũi 01: 706.303 người; mũi 02: 695.747 người; mũi 03: 522.483 người; mũi 04: 258.487 người.
+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm mũi 1 là 100% (510.995 người còn 6.471 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 99,7% (513.501 người); có 79.200 người được tiêm bổ sung để hoàn thành liều cơ bản; Tỷ lệ tiêm mũi 3 là 90,8% (461.430 người); hoàn thành tiêm mũi 04 cho đối tượng ưu tiên, số người được tiêm mũi 04 là 258.4987 người.
+ Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt trên 99,1% (77.991 trẻ; tiêm đủ02 mũi đạt 100% (78.799 trẻ), tiêm mũi 3 là 77,6% (61.053 trẻ) tỷ lệ tiêm mũi 3 cao nhất là Yên Sơn (97,7%) thấp nhất là Sơn Dương (69,6%).
+ Tiêm cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 01 đạt 99,9% (117.317/117.392) các huyện, thành phố đạt trên 99%; tiêm 02 mũi là 88,1% (103.447 trẻ), hiện chưa có phản ứng phụ hoặc tai biến sẩy ra.
5. Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao
- Lĩnh vực văn hoá: Xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIV do tỉnh Tuyên Quang đăng cai tổ chức có sự tham gia của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, ngoài sự tham gia của các tỉnh Việt Bắc, dự kiến có thêm 2 địa phương của Hàn Quốc và Lào có quan hệ hợp tác với tỉnh Tuyên Quang tham gia. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai.
- Về thể dục thể thao: Tổ chức thành công giải đua thuyền Kayak mở rộng và giải bóng đá nữ tỉnh năm 2023 tại huyện Lâm Bình; giải thể thao đoàn thể Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh với 4 nội dung tham gia thi đấu: Bóng bàn, cầu lông, kéo co và cờ tướng; tổ chức giải Quần vợt các Câu lạc bộ tỉnh Tuyên Quang năm 2023; tham gia giải bóng chuyền hơi trung cao tuổi toàn quốc tại tỉnh Bắc Kạn. Duy trì hoạt động 6 lớp đội tuyển năng khiếu với 30 vận động viên; 7 lớp đội tuyển trẻ với 68 vận động viên; 03 lớp đội tuyển tỉnh với 20 vận động viên.
6. Một số hoạt động khác
- Trong tháng, tỉnh đã tổ chức gặp mặt, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2023 và 86 tập thể, cá nhân tiêu biểu điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh đã tổ chức công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, huyện, thành phố (DDCI) năm 2022 và đối thoại doanh nghiệp quý II-2023, hội nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc, rào cản, “điểm nghẽn” gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
7. Tình hình an toàn giao thông, thiên tai và phòng chống cháy, nổ
7.1. Về an toàn giao thông
Tỉnh tiếp tục triển khai đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, nhất là vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe; vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định; vi phạm chở hàng quá tải trọng; phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, khu vực trung tâm thành phố, trung tâm huyện, tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 03 người và làm bị thương 02 người. So với tháng trước tăng 33,33% về số vụ tai nạn, tăng 50% về số người chết, số người bị thương giữ nguyên. So với cùng kỳ năm trước, tăng 50% số người chết, giảm 50% về số người bị thương.
Tính chung trong 5 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 12 người và làm bị thương 21 người. So với cùng kỳ năm trước, tăng 3,45% số vụ tai nạn giao thông đường bộ, tăng 9,09% về số người chết, giảm 16% về số người bị thương.
7.2. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 đợt thiên tai (vào các ngày 24/4; ngày 29/4 và ngày 8/5). Mưa lớn kèm theo dông lốc trên diện rộng đã gây ra những thiệt hại về tài sản của người dân, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, cụ thể như sau:
Thiệt hại về người: Mưa lớn đã làm bị thương 01 người tại huyện Na Hang; thiệt hại về nhà ở: 01 nhà bị hư hỏng hoàn toàn; 241 nhà bị tốc mái, hư hỏng tại các huyện Lâm Bình, Na Hang, Hàm Yên và Sơn Dương.
Thiệt hại về nông nghiệp: Giông lốc đã làm 33,45 ha lúa bị ngập; 500,67 ha ngô và 81,5 ha rau màu bị ảnh hưởng; 31,5 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ và nhiều tuyến đường giao thông liên xã bị sạt lở khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ước giá trị thiệt hại các đợt thiên tai là 1.060 triệu đồng.
Sau khi các đợt thiên tai xảy ra, chính quyền tại các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ, hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa; thu dọn tài sản, lợp lại nhà cho các hộ bị thiệt hại, khẩn trương khắc phục các các tuyến giao thông bị sạt lở; đồng thời, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó và hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, bảo đảm an toàn tuyệt đối tài sản và tính mạng của người dân.
Theo dự báo từ nay đến hết năm, trên địa bàn tỉnh sẽ còn xuất hiện nhiều đợt thiên tai xảy ra; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng, đặc biệt là nơi có địa hình dốc, khu vực có kết cấu đất đá kém ổn định, vùng trũng thấp, ven sông suối. Để chủ động ứng phó với các điều kiện thời tiết cực đoan, tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng, địa phương tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; đồng thời, kiểm tra rà soát và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn công trình giao thông, thủy lợi, chủ động các biện pháp ứng phó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
7.3. Thiệt hại do thiên tai, cháy, nổ
Trong tháng trên địa bàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy, làm bị thương 5 người, hiện chưa có đánh giá về giá trị thiệt hại tài sản.
CỤC THỐNG KÊ TUYÊN QUANG
Tin tức khác
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2022 tỉnh Tuyên Quang
(27/05/2022)
THÔNG BÁO
Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính p...
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính ...
Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về vi...
Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/2/2022 của Bộ trưởng Bộ T...
Lịch tiếp công dân
Văn bản số 2068/UBND - THVX ngày 22/5/2023 của Ủy ban n...
Lich phổ biến thông tin thống kê năm 2023
Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Về vi...
Chỉ thị số 07/CT-TTg Về việc tăng cường công tác thống kê Nh...
Quyết định số 648/QĐ-TCTK ngày 16/6/2022 của Tổng cục Thống...
Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh về v...
Văn bản số 1695/UBND - TH ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh Về vi...
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Xem thêm
Xem video khác
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
LIÊN KẾT WEBSITE