MyLabel
Đường 17/8 Phường Minh Xuân - TP. Tuyên Quang
0207 3822.352
Email:tuyenquang@gso.gov.vn
Trang chủ
Văn bản pháp lý
Tin tức
Inforgraphics
Thư viện video
Thư viện ảnh
Liên hệ - Góp ý
Giới thiệu chung
Giới thiệu
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử phát triển
Chức năng nhiệm vụ
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
TIN TỨC SỰ KIỆN
Tin hoạt động ngành
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Tin địa phương
Hoạt động đoàn TNCS Hồ Chí Minh
THANH TRA THỐNG KÊ
Tin thanh tra
Văn bản thanh tra
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với thống kê tỉnh thành phố trực thuộc TW
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng với DNNN, DN và dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KT-XH
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý I
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 7
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12
KQ các cuộc điều tra
Tổng điều tra Dân số
Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản
Điều tra Vốn đầu tư
Điều tra Thương mại - Giá
Điều tra Công nghiệp - Xây dựng
Điều tra Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Điều tra Doanh nghiệp
Điều tra dân số
Điều tra khảo sát mức sống dân cư
Điều tra lao động việc làm
Điều tra Nông nghiệp
Các cuộc điều tra khác
Lĩnh vực chuyên môn
Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Qui trình ISO 9001:2015
Văn bản pháp lý
Quyết định số10/2020/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đề án-312-QĐ-TTg
Nghị định số 94/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
Nghị định số 95/2016/NĐ-CP Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Nghị định số 97/2016/NĐ-CP Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Luật Thống kê
Thông tư số 13/2019/TT-BKHĐT Quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ bổ sung xử phạt trong lĩnh vực Thống kê
Niêm giám thống kê
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến
82
Lượt truy cập
370104
IP của bạn 1
35.175.107.142
Trang chủ
»
Thông tin kinh tế xã hội
»
Chi tiết
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2023 tỉnh Tuyên Quang
8/25/2023
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về sản xuất nông nghiệp (tính đến ngày 15/8/2023)
1.1. Trồng trọt
1.1.1. Sản xuất vụ mùa năm 2023
Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 33.012 ha cây trồng các loại, trong đó: Cây lúa 24.568 ha, trong đó (lúa lai 9.022 ha, lúa thuần 15.546 ha); ngô 4.694 ha; lạc 1.195; đậu tương 295 ha,… tính đến ngày 15/8/2023, toàn tỉnh đã gieo cấy được 24.353 ha lúa, giảm 1,62% (giảm 401 ha) so với cùng kỳ, đạt 99,13% kế hoạch (trong đó: diện tích lúa lai 9.096 ha, giảm 1,7% (giảm 157 ha) đạt 100,82%, lúa thuần 15.258 ha, giảm 1,57% (giảm 243 ha) đạt 98,15%); cây ngô đã trồng 4.863 ha, tăng 8,79% (tăng 393 ha) đạt 103,59%; cây đậu tương 120 ha, giảm 44,29% (giảm 96 ha) đạt 47,81%; cây lạc 1.021 ha, giảm 11,09% (giảm 128 ha) đạt 85,46%.
Nhằm đảm bảo việc sinh trưởng, phát triển của cây trồng vụ mùa, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, khuyến cáo bà con nông dân tập trung chăm sóc tốt diện tích lúa đã gieo cấy: chủ động các biện pháp chống hạn và tiêu úng cho lúa; tăng cường công tác kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm và chỉ đạo, hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, có hiệu quả với các đối tượng sâu bệnh hại. sâu bệnh kịp thời nhằm bảo đảm năng suất, sản lượng các loại cây trồng; phấn đấu đạt sản xuất vụ mùa đạt thắng lợi.
1.1.2. Cây lâu năm
- Diện tích cây chuối hiện có trên địa bàn tỉnh 2.232 ha, tăng 1,11% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng ước đạt trên 11.852 tấn, tăng 2,06%; cây nhãn 899 ha, sản lượng ước đạt 4.602 tấn, tăng 4,31%; cây vải 317 ha, sản lượng 1.773 tấn tăng 3,11%,…
- Cây chè hiện có 8.289 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 45.946 tấn, tăng 0,11% so với cùng kỳ.
Đánh giá chung, là vụ sản xuất lúa quan trọng trong năm. Vì vậy, để sản xuất đạt kết quả tốt, ngành chức năng và chính quyền các cấp đã tập trung chỉ đạo sản xuất, đảm bảo theo kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, sản xuất vụ mùa thường gặp điều kiện thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp và khó lường, dự báo trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp về thời tiết, nắng gắt xen kẽ những trận mưa to đến rất to, kèm theo giông lốc; vì vậy, các địa phương cần chủ động các phương án phòng chống thiên tai, dịch bệnh ngay từ đầu vụ để hạn chế tối đa thiệt hại cho sản xuất.
1.2. Tình hình sinh vật gây hại
1.2.1. Cây hàng năm vụ mùa
- Cây lúa: Rầy lứa 5 gây hại rải rác, mật phổ biến 180 -200 con con/m2; nơi cao 600 -8.000 con con/m2 , tuổi 4 -5 - TT. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại rải rác, mật độ phổ biến 5 -7 con con/m2, nơi cao 10 - 15 con con/m2, trưởng thành lứa 6 bắt đầu vũ hóa rải rác, mật độ nơi cao 1-2 con con/m2, sâu đục thân 2 chấm lứa 3 gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 1-2% số dảnh, Trưởng thành lứa 4 vũ hóa rải rác, mật độ nơi cao 1-2 con con/m2.
- Cây ngô: Sâu keo mùa thu gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3 con con/m2, cục bộ 8-10 con con/m2 tuổi 4-5, Diện tích nhiễm nhẹ 18,8 ha tại huyện Na Hang, Sơn Dương, Hàm Yên, Lâm Bình. Sâu cắn nõn gây hại rải rác, mật độ nơi cao 2-3 con/ con/m2, bệnh đốm lá, khô vằn gây hại rải rác, tỷ lệ hại nơi cao 3-5% số lá, cây; cấp 1-3.
- Cây lạc, đậu tương: Sâu xám, sâu cuốn lá, rầy xanh lá mạ, bệnh lở cổ rễ gây hại rải rác.
- Cây mía : Sâu đục thân gây hại phổ biến 1-2%, tỷ lệ hại nơi cao 4-6% số cây, cục bộ 8-10% số cây. Bọ hung, gây hại cục bộ, mật độ nơi cao 1-2 con/hố.
1.2.2. Cây lâu năm
- Cây chè (ra búp): Rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ gây hại vẫn tiếp tục gây hại tăng, tỷ lệ hại phổ biến 4-6%, nơi cao 10-12% số búp.
- Cây có múi (quả non): Nhóm nhện nhỏ (nhện đỏ, nhện trắng, nhện rám vàng gây hại tăng, tỷ lệ hại nơi cao 20-25% số lá, quả). Bệnh sẹo, bệnh loét lá, bệnh thán thư, bệnh vàng lá thối rễ hại rải rác.
- Cây nhãn, vải (quả chín-lộc bánh tẻ): Sâu đục cuống, quả, bọ xít nâu, bệnh thán thư, chổi rồng gây hại rải rác.
1.2.3. Cây lâm nghiệp (vườn ươm-1-5 tuổi): Sâu nâu ăn lá gây hại rải rác, bệnh chết héo tiếp tục gây hại phổ biến tỷ lệ hại 1-2% số cây bị hại.
1.2.3. Cây lâm nghiệp (vườn ươm - 1-5 tuổi): Bệnh chết héo gây hại rải rác trên cây keo 1-3 tuổi, nơi cao 1-3% số cây; Bệnh sâu ăn lá,bệnh than hư, phấn trắng,cháy lá, khô cành, gây hại tỷ lệ hại nơi cao 6-8% số cây.
1.3. Về chăn nuôi
1.3.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu 88.899 con, giảm 1,61% (giảm 1.457 con) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò 39.004 con, tăng 1,52% (tăng 584 con); đàn lợn 564.364 con, tăng 1,45% (tăng 8.066 con); đàn gia cầm 7.067 nghìn con, tăng 3,48% (tăng 237.42 nghìn con).
1.3.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 653 tấn, tăng 5,24% (tăng 32,53 tấn) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò đạt 110 tấn, tăng 6,33% (tăng 6,53 tấn); đàn lợn đạt 4.918 tấn, tăng 3,51% (tăng 166,8 tấn); đàn gia cầm 1.590 tấn, tăng 6,42% (tăng 95,94 tấn).
Đánh giá chung, tình hình chăn nuôi trong tháng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, thời tiết tương đối thuận lợi, đàn vật nuôi phát triển tốt do tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đàn gia súc, gia cầm vẫn ở mức ổn định, đảm bảo nguồn cung cho thị trường, giá thịt lợn hơi trong tháng có xu hướng tăng nhẹ và giữ ổn định, đây là động lực quan trọng để các cơ sở chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, đáp ứng nhu cầu hiện tại và chuẩn bị cho nguồn cung các dịp lễ, Tết sắp tới. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi, các chi phí khác…) vẫn còn ở mức cao, nhưng giá xuất bán sản phẩm đầu ra không ổn định, lợi nhuận của người chăn nuôi bị giảm mạnh, đã tác động đến tình hình chăn nuôi của tỉnh.
1.4. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong tháng
1.4.1. Công tác phòng chống và điều trị bệnh
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không có phát sinh ổ dịch mới.
- Các huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã xuất hiện rải rác các bệnh Tụ huyết trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi, sán lá gan (đàn trâu,bò,tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); Niucatson, THT, cầu trùng…(đối với đàn gia cầm),đã được nhân viên thú y phát hiện, điều trị khỏi: 746/771 con, trong đó: Trâu, bò: 47/47 con; đàn lợn 687 con mắc bệnh, chữa khỏi 662 con, chết 25 con.
1.4.2. Công tác tiêm phòng: Các huyện, thành phố trong tỉnh đã đã kết thúc lịch tiêm phòng vụ xuân hè.
1.5. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ
- Kiểm dịch vận chuyển ngoại tỉnh: Đã kiểm tra và cấp trên 199 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, trong đó: 46 chuyến vận chuyển 8.601 con gia súc, gia cầm; 46 chuyến vận chuyển 5.200 con gia súc nuôi thương phẩm và 153 chuyến vận chuyển 2.865.000 kg nguyên liệu sữa tươi.
- Các Trạm Kiểm dịch động vật: Đã duy trì thực hiện kiểm tra trên 142 lượt phương tiện vận chuyển đủ thủ tục (55 chuyến vận chuyển 8.694 con gia súc, 84 chuyến vận chuyển 72.510 con gia cầm, 03 chuyến vận chuyển 26.924 kg sản phẩm động vật).
- Kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố duy trì công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn, đã kiểm tra, đóng dấu cho trên 134 con trâu, bò; 5.199 con lợn.
1.4. Về sản xuất lâm nghiệp
1.4.1. Công tác trồng rừng
Trong tháng, toàn tỉnh đã trồng được 718 ha rừng trồng tập trung, tăng 210,11% so cùng kỳ (nguyên nhân chủ yếu do điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa nhiều tiến độ trồng rừng trong tháng tăng cao so với cùng kỳ).
1.4.2. Khai thác gỗ rừng trồng
Trong tháng, dự ước toàn tỉnh khai thác được trên 106.872 m3 gỗ¬, tăng 1,19% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác chủ yếu là gỗ rừng trồng nguyên liệu (Do diện tích rừng đến tuổi khai thác tăng, các chủ rừng đẩy nhanh tiến độ khai thác, đảm bảo cung ứng sản lượng gỗ phục vụ thị trường tiêu thụ).
1.4.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Hiện nay, tình trạng nắng nóng kéo dài thời gian qua cộng với thời tiết khô hanh, nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cháy rất cao, đặc biệt là ở một số huyện trọng điểm về cháy rừng. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa hanh khô, ngành chức năng và các địa phương cùng các chủ rừng đang tăng cường lực lượng bám nắm địa bàn, thường xuyên tuần tra, kiểm tra tại các khu vực có nguy cơ cháy cao, các khu vực đông người qua lại; sẵn sàng phương châm "bốn tại chỗ" khi có cháy rừng xảy ra, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.
Trong tháng, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 02 vụ cháy rừng với diện tích rừng bị cháy 3,8 ha; số vụ chặt phá rừng 7 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 0,51 ha. Đã xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, đã kiểm tra, phát hiện và xử lý tịch thu 9,856 m3 gỗ các loại; phạt hành chính và bán thanh lý tài sản 91,69 triệu đồng (đã thu nộp ngân sách 36,5 triệu đồng).
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng tăng 4,64% so với tháng trước, giảm 4,52% so với cùng kỳ, cụ thể như sau: Ngành khai khoáng tăng 6,68%, giảm 6,68%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,15%, giảm 2,04%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 17,71%, giảm 13,97%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,84%, giảm 8,55%.
Một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước, tăng so với cùng kỳ, cụ thể như sau: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 9,91%, tăng 22,48%; kim loại tăng 32,79%, tăng 0,83%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 1,25%, tăng 9,8%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 14,99%, tăng 73,76%,… Tuy nhiên, cũng có chỉ số sản xuất giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ như: Sản xuất trang phục giảm 20,21%, giảm 24,9%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 18,02%, giảm 28,93%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 1,58%, giảm 2,84%; sản phẩm từ cao su và plastic giảm 23,86%, giảm 51,23%,,...
- Tính chung trong 8 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước, chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,55%, nguyên nhân do một số ngành chế biến tăng như: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 19,28%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 45,47%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 21,2%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 73,32%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 10,71%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10,36%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 5,88%,...
+ Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,45%, nguyên nhân: Do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng tăng.
+ Ngành khai khoáng giảm 5,77%. Nguyên nhân từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón giảm so với cùng kỳ. Do lượng hàng tồn kho còn nhiều, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp dẫn đến sản lượng của một số công ty khai thác giảm so với cùng kỳ.
+ Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 34,71%, do thời tiết khô hạn kéo dài, lưu lượng nước về hồ thuỷ điện rất thấp, tại các hồ thủy điện nước chủ yếu để tích trữ phục vụ tưới cho cây trồng, nên sản lượng điện từ nhà máy thủy điện giảm sâu làm tổng lượng điện sản xuất giảm 38,25% so cùng kỳ.
2.2. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Trong tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với tháng cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 117 triệu Kwh, tăng 4,42%; điện sản xuất đạt 197 triệu Kwh, tăng 41,73%; bột ba rít đạt 5.000 tấn, tăng 400%; xi măng đạt 125.000 tấn, tăng 29,26%; giầy da đạt 1.000 nghìn đôi, tăng 37,24%; gỗ tinh chế đạt 3.908 m3, tăng 14,96%; thép cây, thép cuộn đạt 24.207 tấn, tăng 58,24%,.... Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với tháng cùng kỳ như: Bột Felspat nghiền đạt 16.500 tấn, giảm 38,82%; bột giấy đạt 8.635 tấn, giảm 2,59%; nước máy thương phẩm đạt 660 nghìn m3, giảm 7,81%; hàng may mặc xuất khẩu đạt 1.313 nghìn sản phẩm, giảm 36,18%,…
Tính chung trong 8 tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Điện thương phẩm tăng 4,01%; bột ba rít tăng 101,17%; giấy đế xuất khẩu tăng 23,64%; nước máy thương phẩm tăng 3,51%; giấy in viết, photo thành phẩm tăng 15,39%; giầy da tăng 11,79%; gỗ tinh chế tăng 7,81%; thép cây, thép cuộn đạt tăng 11,43%,… Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giảm so với cùng kỳ năm trước như: Điện sản xuất giảm 38,25%; đường kính giảm 18,35%; chè chế biến giảm 4,69%; xi măng giảm 20,84%; hàng may mặc xuất khẩu giảm 32,12%,...
Đánh giá chung, tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh tiếp tục xu hướng phục hồi và duy trì đà tăng trưởng tháng sau tích cực hơn tháng trước; triển khai đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình, sớm hoàn thành, đưa các dự án vào sản xuất, kinh doanh; xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ kéo dài, không có khả năng thực hiện. Nắm chắc tình hình, chủ động tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh,....triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng quy mô sản xuất, được triển khai mạnh mẽ nên sản xuất công nghiệp đã có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, đối với các nhóm hàng chủ lực của tỉnh như: May mặc xuất khẩu, gỗ, bột giấy,… còn gặp nhiều khó khăn do thiếu đơn hàng, trong khi đó giá nguyên, nhiên liệu, chi phí logistics, lãi vay mặc dù đang giảm dần nhưng còn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm.
3. Kết quả thu ngân sách nhà nước trong tháng
3.1. Kết quả thu ngân sách
- Tổng thu nội địa trong tháng 8 ước thực hiện là 210 tỷ đồng, lũy kế đạt 1.504,6 tỷ đồng, đạt 47,6% dự toán, giảm 10,2% so với cùng kỳ.
- Số thu nội địa trừ tiền sử dụng đất và xổ số ước thực hiện là 144,3 tỷ đồng, lũy kế đạt 1.208,1 tỷ đồng, đạt 48,2% dự toán, giảm 7,1% so với cùng kỳ.
3.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thu
3.2.1. Tăng thu
- Ngành thuế đã tích cực đôn đốc các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thực hiện là 46,3 tỷ đồng, tăng 8,2 tỷ đồng so với cùng kỳ.
- Một số khoản thu tăng so với cùng kỳ như: Thu tiền sử dụng đất ước thực hiện là 64 tỷ đồng, tăng 47,4 tỷ đồng; thuế bảo vệ môi trường ước thực hiện 22 tỷ đồng, tăng 9,4 tỷ đồng; thu lệ phí trước bạ ước thực hiện 13 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng,…
3.2.2. Giảm thu
Thu từ khu vực DNNN do Trung ương quản lý ước thực hiện là 27 tỷ đồng, giảm 2,2 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nguyên nhân: Sản lượng điện kê khai nộp thuế của Công ty Thủy điện Tuyên Quang - Chi nhánh tập đoàn điện lực Việt Nam giảm 65,7 triệu kwh so với cùng kỳ, số nộp NSNN giảm 4,3 tỷ đồng.
4. Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý
4.1. Tình hình thực hiện Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
- Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 8 đạt 424 tỷ đồng, tăng 6,45% so với tháng trước, tăng 28,09% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 371 tỷ đồng, tăng 5,95%, tăng 29,99%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 50 tỷ đồng, tăng 8,44%, tăng 16,74%; vốn ngân sách cấp xã đạt 3 tỷ đồng, tăng 48,74%, tăng 7,31%.
- Tính chung, trong 8 tháng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.272 tỷ đồng, đạt 43,02% kế hoạch, tăng 32,94% so với cùng kỳ. Trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 2.004 tỷ đồng, đạt 43,54%, tăng 33,1%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 248 tỷ đồng, đạt 39,35%, tăng 34,37%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 19 tỷ đồng, đạt 41,39%, tăng 5,04%.
4.2. Về giải ngân vốn đầu tư công
Năm 2023, Tuyên Quang được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 6.954,57 tỷ đồng, trong đó vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 1.302,89 tỷ đồng; vốn được phân bổ, giao theo kế hoạch năm 2023 là 5.651,68 tỷ đồng. Tính đến ngày 18/8/2023, tổng số vốn vốn đầu tư công đã giải ngân được là trên 1.584,29 tỷ đồng, đạt 22,78% kế hoạch, trong đó: Nguồn vốn kế hoạch năm 2023 giải ngân được 1.113,7 tỷ đồng, đạt 20%; nguồn vốn năm 2022 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 giải ngân được 470,59 tỷ đồng, đạt 36,12%.
Tỉnh đã tập trung tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho từng công trình dự án. Chỉ đạo hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các công trình, dự án khởi công năm mới năm 2023 trong tháng 8/2023; chậm nhất trong tháng 9/2023 phải hoàn thành lựa chọn nhà thầu thi công các công trình trong kế hoạch năm 2023. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng và tiến độ giải ngân kế hoạch các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu Quốc gia,…
5. Hoạt động thương mại, dịch vụ, giá cả và tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tháng
Thị trường các mặt hàng thiết yếu trong tháng 8 và 8 tháng không có biến động bất thường. Nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu thiết yếu phục vụ sản xuất (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi…) luôn được bảo đảm, đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Do ảnh hưởng của giá thế giới nên một số mặt hàng có xu hướng giảm giá như: thép xây dựng, khí hóa lỏng LPG; một số mặt hàng tăng giá như: đường, gạo; mặt hàng xăng dầu, thịt lợn có xu hướng tăng, giảm đan xen; mặt hàng phân bón, giá tương đối ổn định. Đây cũng là tháng cao điểm của mùa du lịch hè nên hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, doanh thu các ngành tăng, nhất là doanh thu du lịch lữ hành.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước đạt 2.494 tỷ đồng, tăng 0,45% so với tháng trước, tăng 9,04% so với cùng kỳ. Tính chung trong 8 tháng, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước ước đạt 18.352 tỷ đồng, tăng 20,77% so với cùng kỳ.
5.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 8 ước đạt 2.215 tỷ đồng, tăng 0,39% so với tháng trước, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó, một số nhóm hàng hóa một số nhóm hàng tăng so với tháng trước, tăng so với cùng kỳ, cụ thể như sau: Đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 0,06%, tăng 11,16%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 0,74%, tăng 45,78%; hàng hoá khác tăng 0,74%, tăng 45,78%; hàng hoá khác tăng 3,55%, tăng 18,53%,…Tuy nhiên, cũng có một số nhóm hàng giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ cùng kỳ như: Lương thực, thực phẩm giảm 1,24%, tăng 26,63%; hàng may mặc giảm 0,31%, tăng 26,83%; gỗ và vật liệu xây dựng, giảm 0,48%, giảm 12,37%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) giảm 2,72%, giảm 5,98%,…Tính chung trong 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 16.211 tỷ đồng, tăng 19,17% so với cùng kỳ.
5.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Trong tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 187 tỷ đồng, tăng 0,89% so với tháng trước, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 18 tỷ đồng, tăng 1,18%, tăng 17,59%; dịch vụ ăn uống đạt 169 tỷ đồng, tăng 0,86%, tăng 6%. Tính chung trong 8 tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.478 tỷ đồng, tăng 32,8%.
- Doanh thu du lịch lữ hành trong tháng ước đạt 0,32 tỷ đồng, tăng 8,47% so với tháng trước, giảm 22,89% so với cùng kỳ. Tính chung trong 8 tháng doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 2 tỷ đồng, tăng 33,25%.
- Doanh thu nhóm dịch vụ khác trong tháng ước đạt 91 tỷ đồng, tăng 1,04% so với tháng trước, tăng 16,88% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ đạt 18 tỷ đồng, tăng 1,71%, tăng 28,3%; dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 23 tỷ đồng, tăng 11,46%, tăng 64,37%,…. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm hàng tăng so với tháng trước và giảm so với cùng kỳ cùng kỳ như: Dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 6,95%, giảm 22,71%; giáo dục và đào tạo đạt 3 tỷ đồng, tăng 0,45%, giảm 18,33%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 3 tỷ đồng, giảm 2,59%, giảm 0,79%; sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình giảm 3,33%, giảm 12,65%,... Tính chung trong 8 tháng, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 661 tỷ đồng, tăng 38,42%.
5.3. Giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước, tăng 3,3% so với tháng 12 năm trước và tăng 0,87% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng, CPI bình quân tăng 4,48% so với cùng kỳ.
- Trong tháng có 7/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm giao thông là nhóm có mức tăng cao nhất với mức tăng 2,16% là do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng tại các kỳ điều hành giá của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về mức giá bán lẻ xăng, dầu (xăng tăng 9,98%, dầu diesel tăng 15,89%); hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,59%. Trong đó, lương thực tăng nhẹ 0,97%; thực phẩm tăng 1,93% do giá lợn hơi có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong mùa du lịch bắt đầu; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,25%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,29%, do giá gas trong nước tăng trở lại do giá gas thế giới tăng cao; thuốc và dịch vụ y tế tăng nhẹ 0,06%; bưu chính viễn thông tăng 0,12%; giáo dục tăng 0,53%.
Có 04 nhóm hàng giảm giá là nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 1,76%, do giá các loại rượu và nước giải khát tăng lực giảm do nhu cầu tiêu thụ của người dân giảm; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,25% do nhu cầu mua sắm các loại vải và quần áo may sẵn của người dân giảm; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm nhẹ 0,19%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,61%.
- Chỉ số giá vàng tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 5,18% so với tháng 12 năm trước, tăng 0,66% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng, giảm 0,28% so với cùng kỳ.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,76% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,13% so với tháng 12 năm trước, tăng 0,52% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng, tăng 2,5% so với cùng kỳ.
5.4. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa
Trong tháng, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19 triệu USD, giảm 11,27% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung trong 8 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,25 triệu USD, đạt 64,27% kế hoạch, giảm 15,54% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 95,55 triệu USD, đạt 63,7%, giảm 20,86%, nhập khẩu ước đạt 58,7 triệu USD, đạt 65,22%, giảm 5,18%, cụ thể như sau:
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 12 triệu USD, giảm 18,44% so với cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với tháng cùng kỳ như: Chè xuất khẩu ước đạt 445 tấn, tăng 300,9%; giấy đế xuất khẩu đạt 300 tấn, tăng 4,17%; bột giấy đạt 330 tấn, tăng 9,35%; hàng dệt, may đạt 1.220 nghìn sản phẩm, tăng 18,45%; antimony thỏi đạt 38 tấn, tăng 137,7%; đũa gỗ xuất khẩu đạt 2.600 nghìn đôi, tăng 28,08%,… Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Bột barit đạt 2.000 tấn, giảm 32,21%; phong bì đạt 250 nghìn sản phẩm, giảm 1,64%,…. Tính chung trong 8 tháng, một số nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Chè xuất khẩu tăng 317,79%; bột barit tăng 92,58%; đũa gỗ xuất khẩu tăng 10,33%; phong bì tăng 8,97%; atimony thỏi, tăng 192,94%,…Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng dệt, may giảm 28,43%; giấy đế xuất khẩu giảm 12,95%; bột giấy giảm 69,62%; giấy in viết, photo thành phẩm giảm 93,42%,…
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong tháng ước đạt 7 triệu USD, tăng 4,48% so tháng cùng kỳ.
Nhìn chung, Mặc dù tình hình xuất, nhập khẩu trong tháng đã có những tín hiệu tích cực, tuy nhiên do những khó khăn về thị trường xuất khẩu chủ lực bị thu hẹp, thiếu đơn hàng xuất khẩu mới , cùng với đó là áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu nên kim ngạch xuất, nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh đều đạt thấp so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu kinh tế thế giới hồi phục chậm, nhất là tại một số thị trường truyền thống tiêu thụ lớn các mặt hàng như: Dệt may, da giày, đồ gỗ nhu cầu nhập khẩu giảm trong khi đó giá các mặt hàng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu tăng, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình việc làm và đời sống của người lao động.
6. Vận tải hàng hóa và hành khách
Hoạt động vận tải ghi nhận sự phục hồi khá tích cực, do sản xuất, kinh doanh đã phục hồi trở lại, nhu cầu đi du lịch, lễ hội và vận chuyển hàng hóa của người dân tăng khá. Các đơn vị vận tải đã tăng cường các phương tiện, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, ngành chức năng đã chú trọng, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, vi phạm nồng độ cồn, chở quá khổ, quá tải, quá số người quy định, phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường...
6.1. Doanh thu vận tải tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
- Doanh thu vận tải tháng 8 ước đạt 298 tỷ đồng, tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 9,53% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu vận tải hành khách ước đạt 52 tỷ đồng, giảm 1,31%, tăng 11,85%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 245 tỷ đồng, tăng 0,62%, tăng 7,91%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 0,28 tỷ đồng, giảm 7,61%, tăng 6,41%,…
- Tính chung trong 8 tháng, doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 2.334 tỷ đồng, tăng 25,75% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu vận tải hành khách đạt 408 tỷ đồng, tăng 31,75%; doanh thu vận tải hàng hóa đạt 1.921 tỷ đồng, tăng 24,5%; dịch vụ hỗ trợ vận tải kho bãi đạt 3 tỷ đồng, tăng 46,31%,…
6.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
- Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 1 triệu lượt hành khách, giảm 1,03% so với tháng trước, tăng 30,14% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 67 triệu lượt hành khách.km, giảm 0,77%, tăng 18,52%. Tính chung trong 8 tháng, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 8 triệu lượt hành khách, tăng 47,26% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 530 triệu lượt hành khách.km, tăng 16,87%.
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 2 triệu tấn, tăng 1,2% so với tháng trước, tăng 12,97% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 100 triệu tấn.km, tăng 2,06%, tăng 3,69%. Tính chung trong 8 tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 13 triệu tấn, tăng 23,44% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 813 triệu tấn.km, tăng 18,58%.
7. Về du lịch
Tiếp tục triển khai các bước thực hiện quảng bá văn hóa và du lịch tỉnh Tuyên Quang trên nhãn tem và phong bì phổ thông và truyền thông Poster tại các điểm bưu cục, bưu điện văn hóa xã tại các huyện, thành phố; triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng hệ thống Du lịch thông minh” tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2020, tầm nhìn đến 2025”; đẩy mạnh công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch trên trang: https://mytuyenquang.vn.
Trong tháng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã thu hút 62.500 lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch đạt 70 tỷ đồng (nâng tổng số 8 tháng năm 2023, thu hút được 1.961.000 lượt khách du lịch đạt 78% kế hoạch, tăng 15% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch đạt 2.242 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch, tăng 33% so với cùng kỳ).
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Công tác lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp
Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức như: Khuyến khích tạo việc làm tại chỗ bằng việc hỗ trợ các điều kiện để người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ; phát triển du lịch gắn với các lễ hội và nghỉ dưỡng; chú trọng nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, từng bước gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước; tăng cường liên kết, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Trong tháng, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 1.152 lao động; ước thực hiện 8 tháng 2023 có 18.406 lượt lao động được tạo việc làm, đạt 82,9% kế hoạch, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh là 11.251 người; lao động đi làm việc các tỉnh, thành phố 6.382 người; lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng 773 người.
Thực hiện kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động. Duy trì thực hiện công tác công tác quản lý người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác đảm bảo chế độ người có công với cách mạng, bảo trợ, an sinh xã hội và phòng chống các tệ nạn
- Duy trì thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công; đẩy mạnh thực hiện các phong trào, hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn". Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội, thường xuyên rà soát năm chắc tình hình đời sống nhân dân, kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do tai nạn rủi ro; duy trì chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 38.000 đối tượng bảo trợ xã hội với kinh phí trợ cấp xã hội hàng tháng trên 20 tỷ đồng.
Trong tháng, Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh đã tiếp nhận 21 học viên (Cai nghiện bắt buộc); cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 7 học viên. Luỹ kế từ đầu năm đến nay Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh đã tiếp nhận nhận 78 học viên (Cai nghiện bắt buộc 74 học viên, cai nghiện tự nguyện 04 học viên); cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 49 học viên; thanh lý hợp đồng cai nghiện tự nguyên 02 học viên. Tại thời điểm báo cáo Cơ sở đang quản lý 166 học viên (có mặt 160 học viên; trốn cai 06 học viên).
3. Hoạt động giáo dục và đào tạo
- Trong tháng, các trường học trên địa bàn tỉnh đã tích cực chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học rất quan trọng, đặc biệt là chuẩn bị về sách giáo khoa cho năm học mới với quyết tâm đạt kết quả cao nhất. Tỉnh cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiến hành rà soát số lượng học sinh, nhu cầu về sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm, thiếu sách hoặc tăng giá bất hợp lý trước khai giảng năm học mới, có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi trước thềm năm học mới.
- Tỉnh cũng đã chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, giáo viên trên địa bàn, nhất là trong dịp hè đã tạo môi trường học tập, bồi dưỡng thiết thực nâng cao trình độ kiến thức cho nhiều giáo viên các bậc học, đặc biệt là tập huấn cho giáo viên về Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Từ đó giúp cán bộ quản lý, giáo viên nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu dạy học trong tình hình mới.
4. Hoạt động y tế
- Tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tăng cường theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh và tổ chức triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch đảm bảo chủ động, sẵn sàng và kịp thời ứng phó với các diễn biến có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 1.561 ca mắc Covid-19, hiện đang điều trị là 11 người tại cơ sở y tế và tại nhà.
- Về tình hình tiêm chủng vắc xin Covid-19 tính đến 16h ngày 19/8/2023: Tổng số cộng dồn tiêm tại tỉnh từ đợt 1 đến nay: 2.262.588 mũi tiêm; trong đó: mũi 01: 706.372 người; mũi 02: 695.987 người; mũi 03: 522.484 người; mũi 04: 258.545 người.
+ Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên tỷ lệ tiêm mũi 1 là 100% (510.995 người còn 6.471 người chống chỉ định chưa tiêm); tiêm đủ 2 mũi là 99,7% (513.502 người); có 79.200 người được tiêm bổ sung để hoàn thành liều cơ bản; Tỷ lệ tiêm mũi 3 là 90,8% (461.431 người); hoàn thành tiêm mũi 04 cho đối tượng ưu tiên, số người được tiêm mũi 04 là258.545 người.
+ Tiêm cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt trên 99,1% (77.991 trẻ; tiêm đủ 02 mũi đạt 100% (78.799 trẻ), tiêm mũi 3 là 77,6% (61.053 trẻ) tỷ lệ tiêm mũi 3 cao nhất là Yên Sơn (97,7%) thấp nhất là Sơn Dương (69,6%).
+ Tiêm cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 01 đạt 99,9% (117.386/117.461) các huyện, thành phố đạt trên 99%; tiêm 02 mũi là 88,3% (103.686 trẻ), hiện chưa có phản ứng phụ hoặc tai biến sẩy ra.
5. Hoạt động văn hoá - thể dục, thể thao
- Lĩnh vực văn hoá: Tổ chức thành công Hội nghị truyền thông về Chương trình hợp tác phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIV và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, đề xuất xây dựng Làng văn hóa dân tộc cấp tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai sâu rộng.
- Về thể dục thể thao: Chuẩn bị các điều kiện tổ chức Giải Vật dân tộc tỉnh Tuyên Quang năm 2023 tại thành phố Tuyên Quang; giải cầu lông công nhân viên chức, lao động và lực lượng vũ trang tỉnh năm 2023; tham gia thi đấu Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền Quốc gia năm 2023 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,... Duy trì hoạt động 6 lớp đội tuyển năng khiếu với 30 vận động viên; 07 lớp đội tuyển trẻ với 68 vận động viên; 03 lớp đội tuyển tỉnh với 20 vận động viên tham gia tập luyện.
6. Tình hình an toàn giao thông và phòng chống cháy, nổ
6.1. Về an toàn giao thông
Tỉnh tiếp tục tăng cường triển khai công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các xe ô tô đưa đón học sinh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, nhất là vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe; vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định; vi phạm chở hàng quá tải trọng; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, khu vực trung tâm thành phố, trung tâm huyện, tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông.
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 03 người và làm bị thương 06 người. So với tháng trước giảm 11,11% về số vụ tai nạn, giảm 14,29% về số người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, giảm 20% số vụ, số người chết giữ nguyên, giảm 33,33% về số người bị thương.
Tính chung trong 8 tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 17 người và làm bị thương 40 người. So với cùng kỳ năm trước, giảm 1,85% số vụ tai nạn giao thông, số người chết giữ nguyên, giảm 14,89% về số người bị thương.
6.2. Thiệt hại do thiên tai
Trong tháng, do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn kèm theo giông, lốc, sét và gió giật mạnh trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 đợt thiên tai (vào các đêm ngày 28/7; rạng sáng ngày 09/8 và đêm ngày 10/8) đã gây ra những thiệt hại về tài sản hòa màu của người dân, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, cụ thể như sau:
Thiệt hại về người: Không có.
Thiệt hại về nhà ở: 71 nhà bị bị thiệt hại một phần từ 30% - 50%.
Thiệt hại về nông nghiệp và công trình giao thông: Giông lốc đã làm 21,12 ha lúa bị ảnh hưởng, 21,27 ha ngô, rau màu bị thiệt hại, 1,50 ha cây ăn quả và 1,8 ha cây lâm nghiệp trên 2 năm tuổi bị thiệt hại; diện tích ao bị tràn bờ là 6,8 ha và thiệt hại 980 con gia cầm; giông, lốc đã gây sạt lở đường giao thông, đập tràn và công trình giao thông khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ước giá trị thiệt hại trên 1.148,2 triệu đồng.
6.3. Thiệt hại do cháy, nổ
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, nổ nào.
CỤC THỐNG KÊ TUYÊN QUANG
Tin tức khác
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 năm 2022 tỉnh Tuyên Quang
(28/08/2022)
THÔNG BÁO
Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính p...
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính ...
Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về vi...
Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/2/2022 của Bộ trưởng Bộ T...
Lịch tiếp công dân
Văn bản số 2068/UBND - THVX ngày 22/5/2023 của Ủy ban n...
Lich phổ biến thông tin thống kê năm 2023
Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Về vi...
Chỉ thị số 07/CT-TTg Về việc tăng cường công tác thống kê Nh...
Quyết định số 648/QĐ-TCTK ngày 16/6/2022 của Tổng cục Thống...
Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh về v...
Văn bản số 1695/UBND - TH ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh Về vi...
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động ngành
Thiên nhiên Tuyên Quang
Tổng điều tra
Điều tra thường xuyên
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
LIÊN KẾT WEBSITE