MyLabel
Đường 17/8 Phường Minh Xuân - TP. Tuyên Quang
0207 3822.352
Email:tuyenquang@gso.gov.vn
Trang chủ
Văn bản pháp lý
Tin tức
Inforgraphics
Thư viện video
Thư viện ảnh
Liên hệ - Góp ý
Giới thiệu chung
Giới thiệu
Sơ đồ tổ chức
Lịch sử phát triển
Chức năng nhiệm vụ
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
TIN TỨC SỰ KIỆN
Tin hoạt động ngành
Hoạt động Chi bộ
Hoạt động Công đoàn
Tin địa phương
Hoạt động đoàn TNCS Hồ Chí Minh
THANH TRA THỐNG KÊ
Tin thanh tra
Văn bản thanh tra
Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với thống kê tỉnh thành phố trực thuộc TW
Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng với DNNN, DN và dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KT-XH
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 1
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý I
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 7
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 8
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 10
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 11
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12
KQ các cuộc điều tra
Tổng điều tra Dân số
Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản
Điều tra Vốn đầu tư
Điều tra Thương mại - Giá
Điều tra Công nghiệp - Xây dựng
Điều tra Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể
Điều tra Doanh nghiệp
Điều tra dân số
Điều tra khảo sát mức sống dân cư
Điều tra lao động việc làm
Điều tra Nông nghiệp
Các cuộc điều tra khác
Lĩnh vực chuyên môn
Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Qui trình ISO 9001:2015
Văn bản pháp lý
Quyết định số10/2020/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đề án-312-QĐ-TTg
Nghị định số 94/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê
Nghị định số 95/2016/NĐ-CP Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
Nghị định số 97/2016/NĐ-CP Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
Luật Thống kê
Thông tư số 13/2019/TT-BKHĐT Quy định năm 2020 làm năm gốc để tính các chỉ tiêu thống kê theo giá so sánh
Nghị định số 100/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ bổ sung xử phạt trong lĩnh vực Thống kê
Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 về sủa đổi bổ sung Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022
Niêm giám thống kê
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến
69
Lượt truy cập
477554
IP của bạn 1
44.200.122.214
Trang chủ
»
Thông tin kinh tế xã hội
»
Chi tiết
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và 12 tháng năm 2023 tỉnh Tuyên Quang
12/29/2023
Năm 2023, là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Với quyết tâm cao trong lãnh chỉ đạo và điều hành, căn cứ vào các Kết luận, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Ngay từ đầu năm, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành tập trung, linh hoạt của Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng thực chất, hiệu quả; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ các khó khăn, điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư được củng cố, thu hút được các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, kinh tế của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn còn chậm; hoạt động doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn thách thức, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn đạt thấp; bên cạnh đó, tác động của giá vật tư nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản vẫn ở mức cao, tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân,... nhu cầu đầu tư phát triển trong tỉnh lớn nhưng nguồn lực còn hạn hẹp.
Kết quả đạt được cụ thể ở các ngành, lĩnh vực như sau:
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế năm 2023
1.1. Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) năm 2023
Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh năm 2010) năm 2023 tăng 7,46% so với cùng kỳ năm 2022, đây cũng là mức tăng trưởng khá toàn diện trong bối cảnh kinh tế cả nước và các tình trong vùng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể của các lĩnh vực như sau:
1.1.1. Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,77%; đóng góp 1,27 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Ngành nông nghiệp mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài; giá các vật tư đầu vào diễn biến bất thường trong khi đó giá bán sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi lại rất bấp bênh, sản phẩm tiêu thụ chậm nhưng cũng đã vượt mọi khó khăn đạt mức tăng trưởng tương đối ấn tượng, cụ thể như sau: Ngành nông nghiệp tăng 3,86%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 8,01%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 7,1%, đóng góp 0,06 điểm phần trăm, cụ thể ở các lĩnh vực sau:
- Sản lượng lương thực ước đạt trên 343.021 tấn, trong đó: Lúa 256.181 tấn; ngô 86.840 tấn; khoai lang 12.308 tấn; lạc 12.740 tấn; mía 124.526 tấn,… cam 87.749 tấn; bưởi 52.730 tấn; chuối 20.230 tấn; chè đạt 70.131 tấn,….
- Chăn nuôi đã chuyển dịch dần sang xu thế chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, chăn nuôi, tập trung phát triển theo lợi thế của từng vùng, địa phương; toàn tỉnh hiện có 846 trang trại chăn nuôi nhỏ và vừa; 75 HTX có hoạt động chăn nuôi; 56 sản phẩm chăn nuôi, thủy sản được chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên; 04 nhãn hiệu tập thể được duy trì; sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 95.182 tấn.
- Đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi liên kết giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường; bên cạnh đó việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đặc biệt khâu sản xuất giống. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2023 đạt trên 3.361 ha; sản lượng thủy sản ước đạt 11.650 tấn.
- Tập trung phát triển sản xuất lâm nghiệp với trên 448 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 76% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện đất có rừng là trên 426 nghìn ha (rừng tự nhiên là 234 nghìn ha, rừng trồng 192 nghìn ha); độ che phủ rừng đạt trên 65,21%, đứng thứ 3 của cả nước về tỷ lệ rừng che phủ. Diện tích rừng trồng nguyên liệu trên 114.000 ha; bình quân năng suất rừng trồng đạt 17,8 m3/ha/năm 2023. Đến nay, toàn tỉnh có 48.786 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), cao nhất cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 nhà máy chế biến lâm sản đã và đang đầu tư, mở rộng, nâng cao công suất chế biến như: Nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa công suất 1.300.000 m3/năm; Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang 680.000 m3/năm; Nhà máy sản xuất đũa tre, giấy đế và bột giấy huyện Na Hang 25.000 m3/năm,… góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu và công nghiệp của tỉnh. Diện tích trồng rừng tập trung năm 2023 đạt 11.142 ha; sản lượng gỗ khai thác đạt 1.151.808 m3,...
1.1.2. Khu vực Công nghiệp, xây dựng tiếp tục có nhiều tín hiệu khởi sắc và từng bước phục hồi lấy lại đà tăng trưởng, tăng 7,67%, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là 2,16% điểm phần trăm. Trong đó:
- Ngành công nghiệp, tăng 3,31%, với mức đóng góp 0,61 điểm phần trăm. Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 25,46%, đóng góp 2,66 điểm; cung cấp nước tăng 6,42%, đóng góp 0,02 điểm; khai khoáng tăng 0,59%, đóng góp 0,01 điểm; sản xuất và phân phối điện giảm 37,56%, tăng trưởng âm 2,23 điểm. Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ như: Bột Felspat nghiền tăng 16,95%; giấy đế xuất khẩu tăng 22,46%; giấy in viết, photo thành phẩm tăng 23,42%; giày da tăng 6,12%; gỗ tinh chế tăng 5,96%; thép cây, thép cuộn tăng 28,64%,…
- Ngành xây dựng tăng 15,99%, đóng góp 1,55% điểm phần trăm trong khu vực. Với mục tiêu “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, tỉnh đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án trọng điểm có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án khi được hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối liên vùng với các tỉnh lân cận, thu hẹp khoảng cách vùng, miền, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, khai thác tối đa các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch cộng đồng, giao thương hàng hóa, dịch vụ logistics trong vùng, theo hướng hiện đại, đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
1.1.3. Khu vực dịch vụ tăng 8,89%, đóng góp 3,64 điểm phần trăm. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm như sau: Bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 13,36%, đóng góp 0,62 điểm; vận tải kho bãi tăng 19,79%, đóng góp 0,67 điểm; lưu trú và ăn uống tăng 16,96%, đóng góp 0,28 điểm; tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,83%, đóng góp 0,34 điểm; hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP tăng 9,03%, đóng góp 0,54 điểm,… Trong năm tỉnh đã tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có tiềm năng phát triển như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng; tổ chức thành công năm du lịch tỉnh Tuyên Quang và các lễ hội đã trở thành truyền thống không chỉ của người dân địa phương mà còn là của cả tỉnh và thu hút sự quan tâm của du khách trong nước, quốc tế như: Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế; Lễ hội hoa lê; Lễ hội Mùa vàng; tiêu biểu và đặc trưng nhất mà không nơi nào có được là Lễ hội Thành Tuyên năm 2023 đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân và du khách.
1.1.4. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9,32%, đóng góp 0,38 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.
1.2. Quy mô và cơ cấu kinh tế
1.2.1. Quy mô tổng sản phẩm
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2023 (giá hiện hành) ước đạt 45.723 tỷ đồng. Trong đó: Khu vực I ước đạt 11.684 tỷ đồng; khu vực II ước đạt 13.278 tỷ đồng, trong đó: Công nghiệp ước đạt 9.379 tỷ đồng, xây dựng ước đạt 3.899 tỷ đồng; khu vực III đạt 18.860 tỷ đồng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.901 tỷ đồng.
1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, các ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung GRDP của toàn tỉnh, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu GRDP của tỉnh, cụ thể như sau: Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhẹ từ 28,89% (năm 2022) lên 29,04% (năm 2023) (trong cơ cấu nội hàm ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo); khu vực dịch vụ tăng từ 40,1% (năm 2022) lên 41,25% (năm 2023); khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm dần từ 26,92% (năm 2022) xuống 25,55% (năm 2023).
Nhìn chung, trong năm 2023 các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng GRDP của toàn tỉnh, chứng tỏ cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đúng hướng và tái cơ cấu kinh tế đang từng bước mang lại hiệu quả rõ rệt. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu tích cực phù hợp với yêu cầu thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tăng dần tỷ trọng dịch vụ góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế của tỉnh.
2. Tài chính, ngân hàng
2.1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước
2.1.1. Thu ngân sách nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện năm 2023 là 3.289 tỷ đồng, đạt 102,78% dự toán năm, tăng 17,59% so với cùng kỳ. Trong đó thu nội địa ước thực hiện là 3.160 tỷ đồng, đạt 100,01%, tăng 18,78%.
- Một số khoản thu đạt khá là: Thu từ khu vực kinh tế DN có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 53 tỷ đồng, đạt 132,56%, tăng 5,15%; thuế thu nhập cá nhân 130 tỷ đồng, đạt 100,14%, tăng 4,57%; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết 26 tỷ đồng, đạt 117,09%, tăng 26,59%; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 111 tỷ đồng, đạt 158,27%, tăng 52,64%; Thu khác của ngân sách 117 tỷ đồng, đạt 117,13%, tăng 28,19%,…
Một số khoản thu thấp: Thu từ khu vực Doanh nghiệp nhà nước trung ương ước đạt 256 tỷ đồng, đạt 73,24%, giảm 18,37%; khu vực Doanh nghiệp nhà nước địa phương quản lý 58 tỷ đồng, đạt 82,5%, giảm 17%; khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 810 tỷ đồng, đạt 98,79%, tăng 10,06%; phí - lệ phí 244 tỷ đồng, đạt 95,21%, tăng 5,62%; thuế Bảo vệ môi trường 228 tỷ đồng, đạt 56,95%, giảm 17,61%,...
- Một số nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến tiến độ dự toán:
+ Do tác động của các chính sách miễn giảm tiền thuế VAT, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường, lệ phí trước bạ,… nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh dẫn đến một số khoản thu thấp hơn so với cùng kỳ.
+ Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, dẫn đến số nộp ngân sách giảm so với cùng kỳ.
+ Thị trường bất động sản phục hồi chậm và hệ thống ngân hàng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản... làm cho hoạt động thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, thách thức; tiến độ thực hiện triển khai đấu giá quyền sử dụng đất, tại các huyện, thành phố còn chậm, dẫn đến tiến độ số thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất còn đạt thấp chưa đảm bảo theo dự toán.
2.1.2. Chi ngân sách nhà nước: Tổng chi ngân sách nhà nước là 13.875 tỷ đồng, đạt 103,84% dự toán, tăng 26,05% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 2.191 tỷ đồng, đạt 148,18%, tăng 1,82%; chi thường xuyên 6.115 tỷ đồng, đạt 88,24%, tăng 9,28%; chi dự phòng ngân sách 167 tỷ đồng, đạt 100%, tăng 14,26%,...
Tỉnh đã tập trung điều hành dự toán ngân sách nhà nước chủ động, chặt chẽ, bảo đảm kỷ luật kỷ cương tài chính, ngân sách, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện các chính sách, chế độ về đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện rà soát các khoản chi thường xuyên, xây dựng phương án thắt chặt và giãn, giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết như: kinh phí hội nghị; đi công tác trong và ngoài nước; mua sắm tài sản,....tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2. Hoạt động tín dụng ngân hàng
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cùng vượt qua khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cùng với đó là giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong đó tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
- Về hoạt động huy động vốn: Nguồn vốn huy động tại địa phương ước đạt 31.180 tỷ đồng; so với 31/12/2022 tăng 3.863 tỷ đồng (+14,1%).
- Về đầu tư tín dụng: Tổng dư nợ ước đạt 29.400 tỷ đồng, so với 31/12/2022 tăng 3.123 tỷ đồng (+11,9%).
- Về chất lượng tín dụng của các Ngân hàng: Nợ xấu của các Ngân hàng khoảng 192 tỷ đồng, chiếm 0,65% trên tổng dư nợ.
- Về dư nợ các chương trình tín dụng: Đối với cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 15.200 tỷ đồng, so với 31/12/2022 tăng 585 tỷ đồng (+4,0%); cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là 4.500 tỷ đồng, so với 31/12/2022 tăng 538 tỷ đồng (+13,6%); cho vay đối với các đối tượng chính sách là 4.085 tỷ đồng, so với 31/12/2022 tăng 372 tỷ đồng (+ 10%).
- Tình hình thực hiện lãi suất: Năm 2023, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm liên tục 04 lần các mức lãi suất điều hành, đồng thời tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các món vay hiện hữu và món vay mới, theo đó mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã giảm. Các ngân hàng thực hiện đúng quy định của NHNN Việt Nam về lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 6 tháng và lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; chưa phát hiện có sự cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
- Thị trường ngoại tệ và tỷ giá tiếp tục ổn định, các ngân hàng thực hiện đúng theo quy định của Trụ sở chính từng ngân hàng.
3. Giá cả
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2023 tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính thì có 6 nhóm tăng giá so với tháng trước, 4 nhóm giảm giá, 01 nhóm giữ giá ổn định (nhóm bưu chính viễn thông).
- Trong tháng có 6/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,29%. Trong đó, lương thực tăng 1,87% do chỉ số giá nhóm gạo tăng 2,87% (gạo tẻ thường tăng 2,99%; gạo tẻ ngon tăng 2,39% và gạo nếp tăng 1,97%). Giá gạo trong nước tăng cao theo giá gạo xuất khẩu do nhu cầu tại các thị trường châu Á và châu Phi tăng lên và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến thị trường gạo toàn cầu diễn biến phức tạp, nhu cầu tăng tích trữ và tiêu dùng tăng cao; thực phẩm tăng 0,05%; ăn uống ngoài gia đình giảm 0,01%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,22%, do nhu cầu sử dụng các loại nước khoáng, nước giải khát có ga và rượu các loại của người dân tăng; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,06% do thời tiết bước vào các đợt không khí lạnh liên tục tăng cường, nhiệt độ xuống thấp, trời rét đậm rét hại khiến nhu cầu tiêu dùng điện sinh hoạt và các thiết bị sưởi ấm của người dân tăng; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,17% do đang vào thời tiết ré đậm, rét hại xuất hiện các bệnh liên quan đến đường hô hấp, cảm cúm, dị ứng, sốt xuất huyết,… có chiều hướng gia tăng khiến nhu cầu sử dụng các loại thuốc và dịch vụ y tế của người dân tăng; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,15% do nhu cầu mua sắm các loại đồ chơi trong dịp Lễ Giáng sinh của người dân tăng trong khi hàng loạt các cửa hàng bán đồ chơi trẻ em đã giảm giá sâu các loại đồ chơi với mức giảm từ 30-50% để kích cầu; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,45%.
Có 4/11 nhóm hàng giảm giá, cụ thể như sau: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm nhẹ 0,02% do thời tiết giá rét nhu cầu mua sắm các loại quần áo may sẵn và mũ nón của người dân giảm; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,38% do nhu cầu tiêu dùng các loại thiết bị dùng trong gia đình như: Điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh và quạt điện của người dân giảm; giao thông giảm 1,72% là do giá xăng, dầu điều chỉnh tại các kỳ điều hành giá của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam về mức giá bán lẻ xăng, dầu (xăng giảm 5,32%, dầu diesel giảm 7,59%); giáo dục giảm 0,01% do nhu cầu tiêu dùng các loại văn phòng phẩm và đồ dùng học tập khác giảm.
- CPI bình quân quý IV tăng 3,5% so với cùng quý năm trước. Một số nguyên nhân cơ bản tác động làm CPI trong quý tăng là những nhóm hàng chủ yếu sau: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng có mức tăng cao nhất với mức tăng 4,4%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,59%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,58%; đồ uống và thuốc lá tăng 3,02%,…
- CPI bình quân 12 tháng năm 2023 tăng 4,21% so với cả năm 2022. Một số nguyên nhân cơ bản đã tác động tăng CPI là những nguyên nhân chủ yếu sau: Nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất với mức tăng 29,63% do thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 5,57%, trong đó nhóm lương thực tăng 7,59%, thực phẩm tăng 6,74%; đồ uống và thuốc lá tăng 4,21%; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,78%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,99%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 8,1%,…
- Chỉ số giá vàng tăng 3,62% so với tháng trước, tăng 14,62% so với tháng 12 năm trước. Bình quân quý IV tăng 11,68% so với quý cùng kỳ. Tính chung cả năm 2023 chỉ số giá vàng tăng 3,5% so với năm trước.
- Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,63% so với tháng trước, tăng 2,16% so với tháng 12 năm trước. Bình quân quý IV tăng 0,89% so với quý cùng kỳ. Tính chung cả năm 2023 chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,1% so với năm trước..
4. Vốn đầu tư và xây dựng
4.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Để phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, tỉnh đã xác định thúc đẩy đầu tư công là một trong những trụ cột chính, là động lực phát triển, có tác động lan tỏa tới các ngành, nghề lĩnh vực trong nền kinh tế. Tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo triển khai, đầu tư có có trọng tâm, trọng điểm, nhiều dự án, công trình trọng điểm quan trọng được triển khai và hoàn thành, mang lại hiệu quả tích cực. Đầu tư công ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh phát triển bền vững.
4.1.1. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
Ước thực hiện quý IV/2023 đạt 5.409 tỷ đồng, tăng 31,88% so với quý trước, tăng 19,46% so với cùng quý năm trước; tính chung năm 2023 ước đạt 16.081 tỷ đồng, tăng 18,78% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Nguồn vốn từ khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng 33,64% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tăng 2,22% so với cùng kỳ năm trước, chứng tỏ nguồn vốn từ khu vực nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội và là động lực chínhcho phục hồi và phát triển kinh tế; nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 65,82% tổng nguồn vốn, giảm 2,09% so cùng kỳ, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của khu vực tư nhân có xu hướng chậm lại do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến hoạt động của doanh nghiệp; dù vậy, với nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp, để có đủ nguồn lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng ổn định, Chính phủ đã tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm 0,54% trên tổng nguồn vốn, giảm 0,13%,...
4.1.2. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước
- Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước thực hiện tháng 12 đạt 894 tỷ đồng, tăng 32,49% so với tháng trước; tăng 39,58% so với tháng cùng kỳ năm trước, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 745 tỷ đồng, tăng 38,5%, tăng 45,78%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 142 tỷ đồng, tăng 8,47%, tăng 14,77%; vốn ngân sách cấp xã đạt 7 tỷ đồng, tăng 17,53%, tăng 22,59%.
- Ước thực hiện quý IV/2023 đạt 2.112 tỷ đồng, tăng 67,35% so với quý III/2023, tăng 30,21% so với quý cùng kỳnăm trước, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 1.730 tỷ đồng, tăng 57,29%, tăng 34,14%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 366 tỷ đồng, tăng 37,1%, tăng 14,65%; vốn ngân sách cấp xã đạt 17 tỷ đồng, tăng 104,08%, tăng 23,05%.
- Tính chung cả năm 2023 đạt 4.888 tỷ đồng, tăng 30,59% so với cùng kỳ, trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 4.164 tỷ đồng, tăng 32,23%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 685 tỷ đồng, tăng 22,34%; vốn ngân sách cấp xã đạt 39 tỷ đồng, tăng 14,61%.
4.2. Xây dựng
Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, ổn định kinh tế; do vậy, tỉnh đã chỉ đạo các nhà thầu thi công lập tiến độ thi công chi tiết từ nay đến ngày 31/12/2023 để tổ chức thi công các công trình đạt kết quả cao nhất; tập trung nhân lực, vật tư, máy thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thi công, thực hiện thi công "3 ca, 4 kíp" để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trong những tháng cuối năm; tập trung hoàn thiện hồ sơ thủ tục các dự án, giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư để bàn giao mặt bằng thi công cho các nhà thầu thi công; kịp thời nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng xây dựng công trình điều chuyển vốn từ công trình, dự án không có khả năng giải ngân, giải ngân chậm sang công trình, dự án giải ngân nhanh còn thiếu vốn thanh toán theo đúng quy định; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư,…. phấn đấu đến trước ngày 31/12/2023 giải ngân được 98% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023; đối với vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 giải ngân 100% trước ngày 31/12/2023. Trong tháng, tỉnh đã tổ chức khánh thành Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án được khởi công từ tháng 2 năm 2021 và được đầu tư bằng hình thức đầu tư công, với tổng chiều dài 40,2 km (địa phận tỉnh Tuyên Quang 11,3 km; địa phận tỉnh Phú Thọ 28,9 km); tổng mức đầu tư 3.753 tỷ đồng với quy mô 4 làn xe; tốc độ khai thác 90 km/h; dự án cao tốc hoàn thành đã mở ra không gian phát triển mới, giúp mở rộng liên kết vùng, tăng tính cạnh tranh về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng; tháo gỡ được điểm nghẽn về giao thông của tỉnh, giúp giảm tải cho tuyến Quốc lộ 2 và rút ngắn thời gian di chuyển từ Tuyên Quang về Thủ đô Hà Nội và tăng cường kết nối giữa các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc.
Năm 2023, Tuyên Quang được giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công là 6.954,57 tỷ đồng, trong đó vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 1.302,89 tỷ đồng; vốn được phân bổ, giao theo kế hoạch năm 2023 là 5.651,68 tỷ đồng. Tính đến ngày 20/12/2023, tổng số vốn vốn đầu tư công đã giải ngân được là trên 4.612,37 tỷ đồng, đạt 66,32% kế hoạch, trong đó: Nguồn vốn kế hoạch năm 2023 giải ngân được 3.554,22 tỷ đồng, đạt 62,89%; nguồn vốn năm 2022 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2023 giải ngân được 1.058,15 tỷ đồng, đạt 81,22%.
5. Hoạt động của doanh nghiệp
5.1. Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp
- Tính đến thời điểm ngày 20/12 toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng với số vốn đăng ký đạt trên 76,95 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp 5,92 tỷ đồng.
- Tính chung trong quý IV toàn tỉnh có 59 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 266 tỷ đồng, giảm 7,81% về số doanh nghiệp, giảm 79,2% về số vốn đăng ký so với quý cùng kỳ năm trước.
- Tính chung trong năm 2023, toàn tỉnh có 256 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 3.265 tỷ đồng, giảm 9,54% về số doanh nghiệp, số vốn đăng ký giảm 3% so với cùng kỳ, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,75 tỷ đồng, tăng 1,07% so với cùng kỳ năm trước.
- Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 12 tháng là 97 doanh nghiệp, giảm 3,96% so với cùng kỳ. Nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 2.628 doanh nghiệp (bao gồm 11 doanh nghiệp nhà nước và 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký trên 30.569 tỷ đồng; số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt trên 11,63 tỷ đồng.
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 185 doanh nghiệp, tăng 1,15% (tăng 24 doanh nghiệp so với cùng kỳ). Số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể là 40 doanh nghiệp, giảm 11,11% doanh nghiệp so với cùng kỳ.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm, trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lại tăng so với cùng kỳ. Nguyên nhân các doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể là sản xuất - kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn; sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm; một nguyên nhân nữa là các doanh nghiệp có quy mô vốn đăng ký nhỏ, có sức chống chọi với khó khăn thấp hơn hẳn so với những doanh nghiệp có quy mô lớn và một yếu tố nữa là do làm ăn thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động vì không huy động được vốn, tài chính để tiếp tục hoạt động, trong khi đó năng lực quản lý, điều hành thiếu kinh nghiệm làm cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống và không thể phát triển, thiếu vốn sản xuất kinh doanh, không tìm kiếm được thị trường, nên nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp lại, không thể tiếp tục hoạt động dẫn đến phải giải thể doanh nghiệp.
5.2. Tình hình xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo quý IV năm 2023
Kết quả điều tra về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV năm 2023 cho thấy: Có 32,26% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý IV năm nay khả quan hơn quý trước; 58,06% doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 9,68% doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Chỉ số cân bằng của quý IV năm 2023 so với quý III là 22,58%. Dự kiến xu hướng kinh doanh quý I năm 2024 so với quý IV năm 2023 cho thấy: Có 51,61% doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên trong đó có ngành: Sản xuất chế biến thực phẩm; sản xuất trang phục; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim khác; sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn); 35,48% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định (trong đó có ngành: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế); có 12,90% số doanh nghiệp dự báo tiếp tục khó khăn hơn. Dự tính chỉ số cân bằng của quý tiếp theo so với quý hiện tại là 38,71%.
6. Kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023
6.1. Về sản xuất nông nghiệp
6.1.1. Trồng trọt
6.1.1.1. Về cây hàng năm
Sơ bộ diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm cả năm 2023 toàn tỉnh gieo trồng được 89.889 ha, giảm 0,26% (giảm 238,34 ha) so với cả năm 2022. Cụ thể diện tích một số cây trồng chủ yếu như sau:
- Cây lúa: Diện tích gieo trồng 43.041 ha, giảm 1,82% (giảm 798,29 ha); năng suất sơ bộ đạt 59,52 tạ/ha, tăng 0,24% (tăng 0,14 tạ/ha); sản lượng đạt 256.181 tấn, giảm 1,58% (giảm 4.120,21 tấn).
- Cây ngô gieo trồng được 18.761 ha, tăng 1,37% (tăng 253,77 ha); năng suất đạt 46,29 tạ/ha, giảm 0,08% (giảm 0,04 tạ/ha); sản lượng đạt 86.840 tấn, tăng 1,29% (tăng 1.106,87 tấn).
- Cây khoai lang đã trồng 1.961 ha, giảm 4,65% (giảm 95,71 ha); năng suất đạt 62,75 tạ/ha, tăng 0,39% (tăng 0,25 tạ/ha); sản lượng đạt 12.308 tấn, giảm 4,28% (giảm 549,91 tấn).
- Cây mía đã trồng 2.145 ha, giảm 0,18% (giảm 3,88 ha); năng suất đạt 580,47 tạ/ha, giảm 0,6% (giảm 3,52 tạ/ha); sản lượng đạt 124.526 tấn, giảm 0,78% (giảm 981,91 tấn).
- Cây đậu tương đã trồng 340 ha, giảm 9,35% (giảm 35,05 ha); năng suất đạt 19,96 tạ/ha, giảm 1,85% (giảm 0,38 tạ/ha); sản lượng đạt 678 tấn, giảm 11,02% (giảm 84,03 tấn).
- Cây lạc đã trồng 4.340 ha, giảm 2,7% (giảm 120,26 ha); năng suất đạt 29,35 tạ/ha, tăng 0,79% (tăng 0,23 tạ/ha); sản lượng đạt 12.740 tấn, giảm 1,93% (giảm 250,45 tấn).
6.1.1.2. Cây lâu năm
Diện tích cây lâu năm, cây ăn quả có xu hướng giảm là do giảm diện tích chủ yếu là ở cây cam, giảm nhiều nhất ở huyện Hàm Yên, nguyên nhân chính vẫn là do một số diện tích cam được trồng từ cách đây 20, 25 năm, già cỗi, nấm bệnh và năng suất kém đã đến chu kỳ thay thế một nguyên nhân nữa là do thời tiết bất lợi và giá bán thất thường. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 27.507 ha cây lâu năm, giảm 3,9% (giảm 1.114,9 ha) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó: Cây ăn quả là 18.562 ha, giảm 6,06% (giảm 1.197,68 ha); cây chè là 8.202 ha, giảm 1,56% (giảm 130,03 ha), cụ thể một số nhóm cây trồng chính như sau:
- Về nhóm cây ăn quả:
+ Diện tích hiện có: Cây chuối trồng được 2.126 ha, giảm 4,81% (giảm 107,34 ha); xoài 221 ha, tăng 8,2% (tăng 16,73 ha); cây cam 6.452 ha, giảm 16,38% (giảm 1.263,81 ha); cây quýt 157 ha, tăng 2,18% (tăng 3,35 ha); cây bưởi 5.254 ha, giảm 1,95% (giảm 104,59 ha); cây nhãn 900 ha, tăng 0,12% (tăng 1,08 ha); cây vải 280 ha, giảm 0,9% (giảm 2,54 ha).
+ Năng suất ước đạt: Cây chuối 97,76 tạ/ha, tăng 1,56% (tăng 1,51 tạ/ha); xoài 54,71 tạ/ha, giảm 0,1% (giảm 0,05 tạ/ha); cây cam 143,81 tạ/ha, giảm 0,55% (giảm 0,79 tạ/ha); cây quýt 75,73 tạ/ha, tăng 0,87% (tăng 0,66 tạ/ha); cây bưởi 109,18 tạ/ha, tăng 0,92% (tăng 1 tạ/ha); cây nhãn 65,94 tạ/ha, tăng 1,49% (tăng 0,97 tạ/ha); cây vải 64,01 tạ/ha, tăng 3,6% (tăng 2,22 tạ/ha).
+ Sản lượng thu hoạch: Cây chuối đạt 20.230 tấn, giảm 1,54% (giảm 316,47 tấn); xoài 1.091 tấn, tăng 10,07% (tăng 99,87 tấn); cây cam 87.749 tấn, giảm 15,84% (giảm 16.515,14 tấn); cây quýt 1.048 tấn, tăng 4,18% (tăng 42,02 tấn); cây bưởi 52.730 tấn, tăng 0,18% (tăng 94,09 tấn); cây nhãn 5.218 tấn, giảm 4,76% (giảm 261,01 tấn); cây vải 1.792 tấn, tăng 2,67% (tăng 46,53 tấn).
- Cây chè: Toàn tỉnh hiện có 8.202 ha, giảm 1,56% (giảm 130,03 ha); năng suất 87,88 tạ/ha, tăng 1,37% (tăng 1,19 tạ/ha); sản lượng 70.131 tấn, tăng 0,56%, (tăng 388,49 tấn).
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện có những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; các ngành chức năng đã đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân thực hiện nghiêm túc kế hoạch sản xuất các vụ, nhất là triển khai gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất, cơ cấu giống hợp lý; chủ động áp dụng khoa học, kỹ thuật vào gieo cấy, mở rộng diện tích gieo mạ khay, cấy lúa bằng máy hoặc gieo sạ, bảo đảm thời vụ tốt nhất cho sản xuất. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, duy tu, khai thác tối đa năng lực của hệ thống công trình thủy lợi hiện có, chỉ đạo nạo vét kênh mương nội đồng, bảo đảm tưới tiêu, phòng, chống ngập úng cho lúa; tỉnh đã chú trọng chuyển dịch từ cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng chủ lực hiệu quả kinh tế cao; thúc đẩy sản xuất tập trung thành vùng hàng hóa lớn; chú trọng quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm,…Tuy nhiên do tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào cao, trong khi giá một số nông sản giảm đã ảnh hưởng đến tăng giá thành sản xuất dẫn đến thu nhập của người nông dân giảm.
6.1.2. Sản xuất vụ đông năm 2023 (tính đến ngày 15/12/2023)
Tiến độ đến ngày 15/12/2023 tại các địa phương trong tỉnh bà con nông dân đã gieo trồng được một số cây trồng vụ đông trên đất ruộng 2 vụ, kết quả như sau: Cây ngô lấy hạt đã trồng 5.446 ha, đạt 119,8% kế hoạch, tăng 3,07% so với cùng kỳ; cây ngô làm thức ăn gia súc 3.328 ha, đạt 103,34%, tăng 1,01%,...
Đến thời điểm hiện tại các loại cây vụ đông đã được nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh triển khai gieo trồng xong đúng khung thời vụ sản xuất; ngành chức năng đã tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc, bảo vệ cây trồng trước tác động của rét đậm, rét hại; tăng cường bón phân, làm cỏ đảm bảo nguồn nước cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt là diện tích ngô tẻ phục vụ chăn nuôi. Đối với diện tích rau màu, bố trí thành nhiều đợt để rải vụ nâng cao hiệu quả trong sản xuất; chú trọng phát triển, nhân rộng các diện tích trồng rau an toàn để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.
6.1.3 Tình hình sinh vật gây hại
Trong năm, thời tiết diễn biến bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh vật hại cây trồng phát triển. Người dân cũng tích cực chủ động các biện pháp phòng trừ dịch hại ngay từ đầu vụ nhằm hạn chế sự lây lan sâu, bệnh hại. Trên lúa rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, khô vằn, bệnh đạo ôn, châu chấu; cây ngô bị sâu đục bắp gây hại rải rác; cây chè bị nhiễm rầy xanh, bọ xít, muỗi, bọ trĩ tiếp tục gây hại; trên cây mía bệnh than đen, bênh xoăn ngọn lám... cây lâm nghiệp bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, vàng lá, sâu cắn lá, chết héo,... cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn, chỉ đạo phòng trừ kịp thời, có hiệu quả, không để dịch bệnh hại nặng cây trồng.
6.2. Về chăn nuôi
6.2.1. Về số lượng đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu tổng đàn ước đạt 88.746 con, giảm 1,53% (giảm 1.378 con) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò 40.487 con, tăng 2,59% (tăng 1.023 con); đàn lợn 583.367 con, tăng 4,65% (tăng 25.921 con); đàn gia cầm 7.332,39 nghìn con, tăng 1,48% (tăng 94,07 nghìn con).
6.2.2. Về sản phẩm đàn gia súc, gia cầm
Đàn trâu sản lượng đạt 7.756 tấn, tăng 6,3% (tăng 459,82 tấn) so với cùng kỳ năm 2022; đàn bò 1.869 tấn, tăng 6,48% (tăng 113,75 tấn); đàn lợn 64.561 tấn, tăng 6,11% (tăng 3.715,88 tấn); đàn gia cầm 20.031 tấn, tăng 6,75% (tăng 1.266,84 tấn).
Đánh giá chung, năm 2023 tình hình chăn nuôi nhìn chung phát triển ổn định, không có biến động lớn về dịch bệnh. Các địa phương chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; đàn trâu vẫn tiếp tục xu hướng giảm do diện tích đất chăn thả bị thu hẹp và hiệu quả kinh tế không cao; đàn bò và đàn lợn tiếp tục giữ ổn định và có xu hướng tăng vào thời điểm cuối năm. Hiện là thời điểm người chăn nuôi tập trung tái đàn, tăng đàn gia súc, gia cầm để cung ứng ra thị trường vào dịp lễ, tết cuối năm và đầu năm mới. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn gặp khó khăn do giá giá lợn giống cao, giá thức ăn chăn nuôi giảm không đáng kể, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, dịch tả lợn châu Phi quay trở lại ở một số địa phương trong tỉnh; chăn nuôi gia cầm còn gặp khó do thị trường bấp bênh, tiêu thụ khó. Những yếu tố này đã tác động trực tiếp, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì, mở rộng và phát triển đàn.
6.3. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
6.3.1. Công tác phòng chống và điều trị
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: Trong năm tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi, bệnh phát sinh tại 5/7 huyện, thành phố, với 12 xã, 36 thôn trên 130 hộ có lợn nhiễm bệnh, tổng số lợn phải tiêu hủy 520 con, tương đương 17.076 kg được chôn, tiêu huỷ theo quy định.
- Các bệnh truyền nhiễm khác: Hiện nay trên địa bàn chưa xuất hiện các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như công tác theo dõi giám sát được tăng cường thường xuyên, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các huyện thành phố để kịp thời xử lý ngay khi dịch bệnh xảy ra.
- Trên địa bàn các huyện, thành phố rải rác xuất hiện các bệnh Tụ huyết trùng; ký sinh trùng, chướng bụng đầy hơi, sán lá gan (đàn trâu,bò, tiêu chảy, lép tô, phân trắng lợn con (đàn lợn); THT, cầu trùng…(đối với đàn gia cầm), đã được nhân viên thú y phát hiện, điều trị khỏi: 5.430/5.592 con, trong đó: Trâu, bò: 648/648 con; đàn lợn: 4.782/4.944 con.
6.3.2. Công tác tiêm phòng: Đã thực hiện công tác tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm, cụ thể như sau: Đàn trâu: 188.119 con, trong đó tiêm vắc vin LMLM: .77.496 con, THT: 103.508 con; đàn bò: 92.833 con, trong đó tiêm vắc vin LMLM: 42.194 con, THT: 50.639 con; đàn lợn 1.376.103 con, trong đó LMLM: 39.298 con, THT: 667.130 con, dịch tả: 669.675 con; đàn gia cầm 14.833.218 con, trong đó: THT 6.437.733 con, vắc xin Niucatson, Lasota 7.138.633 con, dịch tả vịt 73.530 con, cúm gia cầm: 1.105.987 con, đàn chó 51.802 con.
6.4. Công tác kiểm dịch vận chuyển và công tác kiểm soát giết mổ
- Trong năm 2023 các Trạm Kiểm dịch vận chuyển ngoại tỉnh: Đã kiểm tra cấp trên 2.596 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển, trong đó: 452.280 con gia súc, gia cầm và 40.500 kg sản phẩm động vật chế biến làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi; 27.998.000 kg sữa tươi nguyên liệu đi các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hà Giang, Nam Định,...
- Công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố duy trì công tác kiểm soát giết mổ trên địa bàn, đã kiểm tra, đóng dấu: 1.685 con trâu, bò; 49.981 con lợn.
6.5. Về sản xuất lâm nghiệp
Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu trồng mới trên 10.100 ha, trong đó: Rừng sản xuất là 9.700 ha, rừng phân tán 400 ha. Ngay từ đầu năm các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, người dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng.
6.5.1. Công tác trồng rừng
Toàn tỉnh đã trồng được 11.649 ha rừng, đạt 115,34% kế hoạch, giảm 0,91% (giảm 107,17 ha) so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Trồng rừng tập trung được: 11.142 ha, đạt 114,86% và giảm 1,01% (giảm 114,23 ha); số cây lâm nghiệp trồng phân tán là 811,5 nghìn cây phân tán (quy ra ha là: 507,14 ha), đạt 126,79% và tăng 1,43%.
6.5.2. Khai thác gỗ rừng trồng
Toàn tỉnh khai thác được 1.151.808 m3 gỗ, đạt 102,84% kế hoạch, tăng 11,74% (tăng 121.021 m3) so với cùng kỳ năm 2022, gỗ khai thác chủ yếu là gỗ rừng trồng nguyên liệu như keo, bạch đàn,…); sản lượng củi khai thác được 828.036 ste, phần lớn là từ các hộ cá thể.
6.5.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng
Năm 2023, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ cháy rừng với tổng diện tích rừng bị cháy là 14,97 ha. Số vụ chặt phá rừng 43 vụ, diện tích rừng bị chặt phá 15,47 ha; phát hiện và xử lý nghiêm 173 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 20 phương tiện; 110,32 m3 gỗ các loại; tiền phạt thu nộp ngân sách nhà nước trên 822,68 triệu đồng.
6.6. Về thuỷ sản
- Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh hiện có 3.361 ha, giảm 0,24% (giảm 8 ha so với cùng kỳ năm 2022).
- Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 11.650 tấn, tăng 6,89% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 10.150 tấn, tăng 5,62%, chiếm 87,16% tổng sản lượng. Sản lượng thủy sản tăng so với năm 2022 là do thể tích lồng bè tăng và kỹ thuật nuôi cá của dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao dẫn đến sản lượng tăng.
6.7. Phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023
- Tỉnh đã tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão 2023; với số lượng khoảng 3.000 cây trong đó 2.930 cây Keo (Lai mô hoặc Tai tượng hạt ngoại); 70 cây bản địa (cây Chò chỉ, Đinh, Lim... cao trên 1 m có đánh số thứ tự) đảm bảo tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”, tỉnh đã tổ chức các phong trào, hoạt động tuyên truyền và trồng cây, trồng rừng; cùng với đó là nhân rộng những cách làm hay, các mô hình tốt, sáng tạo trên toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh đã trồng được trên 5,25 triệu cây đạt 87,61% kế hoạch, trong đó trồng tập trung đạt 3,64 triệu cây, trồng phân tán đạt 1,62 triệu cây.
6.8. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu 12 xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới, 09 xã xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 04 xã xây dựng đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó: 01 xã trong kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 chuyển sang thực hiện năm 2023. Dự kiến hết năm 2023 toàn tỉnh hiện có 74/122 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 60,66%) tiêu chí bình quân trên xã đạt 15,77 tiêu chí/xã.
Thời gian qua, Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa sâu rộng ở phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia với mục tiêu nâng tầm sản phẩm. Tính đến nay, toàn tỉnh có 191 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, cụ thể: Nhóm thực phẩm 171 sản phẩm; nhóm đồ uống 13 sản phẩm; nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu 03 sản phẩm; nhóm hàng thủ công mỹ nghệ 01 sản phẩm; nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch 03 sản phẩm, trên địa bàn 94 xã, phường, thị trấn của 134 chủ thể (gồm: 104 hợp tác xã, 11 doanh nghiệp, 04 tổ hợp tác và 15 hộ kinh doanh), trong đó có: 149 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 41 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 01 sản phẩm trình Hội đồng OCOP quốc gia đánh giá, phân hạng 5 sao (chè Shan Tuyết Hồng Thái, loại 1 tôm 1 lá). Về số lượng sản phẩm, tỉnh đứng thứ 4 trong 14 tỉnh miền núi phía Bắc (sau Bắc Giang 205 sản phẩm, Hà Giang 201 sản phẩm và tương đương Yên Bái).
7. Sản xuất công nghiệp
7.1. Về phát triển công nghiệp trong tháng
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) trong tháng giảm 0,32% so với tháng trước, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,09%, tăng 2,5%; khai khoáng giảm 0,16%, tăng 8,04%; sản xuất và và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 20,38%, tăng 55,26%; cung cấp nước và hoạt động thu gom xử lý rác, nước thải giảm 2,81%, giảm 0,24%.
- Trong tháng, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm đạt 100 triệu Kwh, tăng 4,72%; điện sản xuất đạt 82 triệu Kwh, tăng 28,11%; đường kính đạt 3.183 tấn, tăng 182,18%; chè chế biến đạt 2.113 tấn, tăng 18,66%; bột ba rít đạt 10.973 tấn, tăng 378,54%; may mặc xuất khẩu đạt 1.973 nghìn sản phẩm, tăng 15,11%,… Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với cùng kỳ như: Bột Felspat nghiền đạt 16.950 tấn, giảm 33,71%; giấy đế xuất khẩu đạt 1.000 tấn, giảm 7,46%; giày da đạt 126 nghìn đôi, giảm 80,07%; gỗ tinh chế đạt 3.908 m3, giảm 4,49%; thép cây, thép cuộn đạt 28.241 tấn, giảm 9,82%.
- Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tháng 12 tăng 1,15% so với tháng trước và tăng 3,44% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực doanh nghiệp Nhà nước giữ nguyên so với tháng trước và giảm 0,57% so với cùng kỳ; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 4,44% so với cùng kỳ; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 2,16% so với tháng trước và tăng 3,98% so với cùng kỳ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện các giải pháp để ổn định sản xuất, tìm kiếm đơn hàng mới, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ.
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12 giảm 31,27% so với tháng trước và giảm 32,33% so với cùng kỳ. So với tháng trước, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá là: Ngành sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 28,28%, tăng 7,17%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 10,08%, giảm 28,52%; In, sao chép bản ghi các loại tăng 15%, giảm 34,29%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 20%, giảm 40%,... một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm là: Sản xuất chế biến thực phẩm giảm 19,65%, giảm 43,47%; trang phục giảm 28,57%, giảm 46,64%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 37,09%, giảm 21,81%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 35,6%, giảm 45,51%.
- Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng tăng 20% so với tháng trước và tăng 122,17% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có chỉ số tồn kho cao là: Ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 34,24%, tăng 267,24%; sản phẩm từ giấy tăng 10,69%, tăng 176,25%; trang phục tăng 32,28%, tăng 0,44%; theo chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm đáng kể là ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 3,22%, giảm 66,23%; hoá chất và sản phẩm hoá chất giảm 29,16%, giảm 69,36%,…
6.2. Về phát triển công nghiệp trong quý IV
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý IV ước tính tăng 11,62% so với quý trước, tăng 3,02% so với quý cùng kỳ, trong đó: Ngành khai khoáng tăng 29,42%, tăng 9,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,18%, tăng 2,43%; sản xuất và phân phối điện giảm 29,38%, tăng 6,39%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 2,41%, giảm 1,04%.
- Trong quý một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá so với quý cùng kỳ như: Điện thương phẩm đạt 361 triệu Kwh, tăng 22,86%; điện sản xuất đạt 734 triệu Kwh, tăng 133,08%; chè chế biến đạt 5.023 tấn tăng 7,08%; bột ba rít đạt 10.973 tấn, tăng 199,52%; xi măng 536.831 tấn, tăng 56,87%; may mặc xuất khẩu đạt 18.860 nghìn sản phẩm, tăng 294,61%; giày da đạt 5.142 nghìn đôi, tăng 146,01%; gỗ tinh chế đạt 21.459 m3, tăng 80,54%; thép cây, thép cuộn đạt 116.996 tấn, tăng 80,91%,… Tuy nhiên, cũng có một số sản phẩm công nghiệp giảm so với quý cùng kỳ như: Bột Felspat nghiền đạt 41.245 tấn, giảm 49,52%; giấy đế xuất khẩu đạt 1.794 tấn, giảm 50,81%; bột giấy đạt 21.855 tấn, giảm 7,87%; nước máy thương phẩm đạt 1.838 nghìn m3, giảm 9,73%,…
7.3. Về phát triển công nghiệp năm 2023
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, Chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:
+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,67%, nguyên nhân do một số ngành chế biến tăng như: Ngành chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 23,18%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 28,78%; điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 76,51%; chế biến thực phẩm tăng 16,61%; da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,92%; trang phục tăng 7,4%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 6,48%,...
+ Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,15%, nguyên nhân: Do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng tăng.
+ Ngành khai khoáng giảm 0,56%, do sản lượng khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón giảm so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do giá bán các sản phẩm phân bón giảm, sản lượng tiêu thụ khó do thiếu đơn hàng, dẫn đến lượng hàng tồn kho nhiều, ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp nên các nhà máy chỉ duy trì sản xuất ở mức trung bình.
+ Ngành sản xuất và phân phối điện giảm 24,66%, do thời tiết khô hạn kéo dài, lượng mưa ít hơn so với trung bình nhiều năm, lưu lượng nước về hồ rất thấp, dẫn đến các nhà máy thủy điện bị thiếu nước để vận hành đạt công suất thiết kế dẫn đến tổng lượng điện sản xuất giảm 33,36% so cùng kỳ.
- Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Điện thương phẩm tăng 5,36%; đường kính tăng 7,17%; bột ba rít tăng 127,58%; giấy đế xuất khẩu tăng 7,72%; giấy in viết, photo thành phẩm tăng 9,03%; giày da tăng 17,55%; gỗ tinh chế tăng 7,84%; thép cây, thép cuộn tăng 23,15%,… Tuy nhiên, một số sản phẩm công nghiệp có chiều hướng giảm so với cùng kỳ như: Điện sản xuất giảm 33,36%; bột Felspat nghiền giảm 14,17%; xi măng giảm 20,34%; bột giấy giảm 11,04%; may mặc xuất khẩu giảm 19,97%,...
- Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2023 tăng 25,33% so với cùng kỳ. Trong đó: khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 5,23%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 25,09%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 33,1%,...
- Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 giảm 7,96% so với cùng kỳ; một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm là: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) giảm 17,76%; giấy và sản phẩm từ giấy giảm 8,68%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 13,89%; giường, tủ, bàn, ghế giảm 48,67%,… một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá là: Ngành chế biến thực phẩm tăng 13,12%; trang phục tăng 6,44%; kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 45%,…
Nhìn chung, sản xuất công nghiệp trong năm 2023 tiếp tục duy trì được đà phục hồi và duy trì đà tăng trưởng, với kết quả tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tăng trưởng hơn quý trước; các doanh nghiệp đã có những giải pháp linh hoạt, tìm kiếm thị trường và đơn hàng mới duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tỉnh đã ban hành các chính sách hỗ trợ, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất và sớm đưa vào vận hành các dự án sản xuất công nghiệp mới nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng, tạo thêm năng lực cho phát triển sản xuất và nguồn hàng cho xuất khẩu.Tuy nhiên, sức mua dự kiến vẫn sẽ chậm hồi phục, đơn hàng giảm, sức cầu yếu tiếp tục ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh như: Dệt may, da giày, đồ gỗ,... cùng với đó là việc tiếp cận và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp vẫn sẽ còn rất khó khăn do lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào như logistics, nguyên vật liệu… vẫn ở mức cao tiếp tục là những khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Thương mại và Dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 ước đạt 2.869 tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng trước, tăng 44,89% so với cùng kỳ. Tính chung trong 12 tháng, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 29.865 tỷ đồng, tăng 30,74% so với cùng kỳ.
8.1. Doanh thu bán lẻ hàng hóa
Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 12 ước đạt 2.556 tỷ đồng, tăng 1,26% so với tháng trước, tăng 46,7% so với tháng cùng kỳ. Một số nhóm hàng hóa chính là: Lương thực, thực phẩm đạt 1.003 tỷ đồng, tăng 1,3%, tăng 38,31%; may mặc đạt 166 tỷ đồng, tăng 3,03%, tăng 55,97%; vật phẩm, văn hoá, giáo dục đạt 30 tỷ đồng, tăng 2,62; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) đạt 54 tỷ đồng, tăng 3,81%, tăng 75,81%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) đạt 104 tỷ đồng, tăng 1,72%, tăng 41,4%,… Tuy nhiên, cũng có một số nhóm hàng giảm so với tháng trước như: Gỗ và vật liệu xây dựng đạt 225 tỷ đồng, giảm 3,64%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình đạt 269 tỷ đồng, giảm 0,63%,… Ước tính quý IV tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 7.632 tỷ đồng, tăng 25,75% so với cùng quý năm trước. Tính chung trong năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 26.446 tỷ đồng, tăng 21,34% so với cùng kỳ.
8.2. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và dịch vụ khác
- Trong tháng, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 194 tỷ đồng, tăng 3,25% so với tháng trước, tăng 29,24% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 16 tỷ đồng, tăng 3,24%, tăng 61,12%; dịch vụ ăn uống đạt 177 tỷ đồng, tăng 3,25%, tăng 26,92%. Ước tính quý IV doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 584 tỷ đồng, tăng 13,55%. Tính chung trong năm 2023 ước đạt 2.283 tỷ đồng, tăng 26,53%.
- Doanh thu du lịch, lữ hành trong tháng ước đạt 0,41 tỷ đồng, tăng 0,49% so với tháng trước. Ước tính quý IV doanh thu du lịch, lữ hành đạt 1 tỷ đồng, tăng 85,07%. Tính chung trong năm 2023 ước đạt 3 tỷ đồng, tăng 43,85%.
- Doanh thu nhóm dịch vụ khác trong tháng ước đạt 118 tỷ đồng, tăng 1,38% so với tháng trước, tăng 35,09% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ đạt 20 tỷ đồng, tăng 5,11%, tăng 33,03%; kinh doanh bất động sản đạt 5 tỷ đồng, tăng 7,35%, tăng 90,1%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt 4 tỷ đồng, tăng 1,13%, tăng 36,14%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí đạt 37 tỷ đồng, tăng 1,66%, tăng 98,36%,…. Tuy nhiên, cũng có một số nhóm hàng giảm so với cùng kỳ cùng kỳ như: Dịch vụ giáo dục và đào tạo đạt 3 tỷ đồng, giảm 2,99%, giảm 1,38%,... Ước tính quý IV doanh thu nhóm dịch vụ khác đạt 346 tỷ đồng, tăng 29,49%. Tính chung trong năm 2023, ước đạt 1.133 tỷ đồng, tăng 36,11%.
8.3. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Dù còn nhiều khó khăn song xuất khẩu hàng hóa trong năm 2023 đã có những tín hiệu khởi sắc. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu hàng hóa được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi và đạt kết quả khả quan. Trong tháng 12, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt trên 21 triệu USD, giảm 16,22% so với tháng trước, tăng 68,37% so với tháng cùng kỳ năm trước, trong đó: Xuất khẩu ước đạt trên 14 triệu USD, giảm 0,72%, tăng 79,67%; nhập khẩu ước đạt 7 triệu USD, giảm 37,5%, tăng 48,06%. Tính chung trong năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 251 triệu USD, đạt 104,54% kế hoạch, tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Xuất khẩu ước đạt 150 triệu USD, giảm 6,24%; nhập khẩu ước đạt 101 triệu USD, tăng 24,65%, cụ thể như sau:
- Trong tháng một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như: Chè xuất khẩu đạt 720 tấn, tăng 176,92%; hàng dệt may đạt 1.050 nghìn sản phẩm, tăng 29,31%; phong bì đạt 380 nghìn sản phẩm, tăng 46,15%; antimony thỏi đạt 38 tấn, tăng 72,73%,…. Một số nhóm hàng có kim ngạch giảm như: Bột barit đạt 1.500 tấn, giảm 28,57%; giấy đế xuất khẩu đạt 300 tấn, giảm 40%; đũa gỗ xuất khẩu đạt 2.600 nghìn đôi, giảm 62,86%.
- Tính chung trong 12 tháng một số nhóm hàng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ như: Chè xuất khẩu tăng 35,91%; bột ba rít tăng 193,16%; phong bì tăng 20,39%; atimony thỏi tăng 86,84%,… Bên cạnh đó, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ: Hàng dệt, may giảm 28,33%; giấy đế xuất khẩu giảm 27,99%; bột giấy giảm 81,54%; giấy in viết, photo thành phẩm giảm 95,7%,...
9. Vận tải hàng hóa và hành khách
Hoạt động vận tải của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá; từ đầu năm đến nay, nhu cầu đi du lịch, lễ hội và vận chuyển hàng hóa của người dân tăng cao. Các đơn vị vận tải đang tích cực tăng cường phương tiện, nhân lực phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, hàng hóa vận chuyển được thông suốt, tiết kiệm chi phí xã hội; một nguyên nhân nữa là các công trình xây dựng đang dần đi vào giai đoạn hoàn thiện, nhu cầu vận chuyển hàng hóa phục vụ các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh tăng đã góp phần làm tăng sản lượng hàng hóa vận chuyển.
9.1. Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 ước đạt 389 tỷ đồng, tăng 1,06% so với tháng trước, tăng 32,84% so với cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách ước đạt 63 tỷ đồng, tăng 0,87%, tăng 27,49%; vận tải hàng hóa ước đạt 325 tỷ đồng, tăng 1,1%, tăng 33,93%; kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 0,41 tỷ đồng, tăng 3%, tăng 27,36%,…Ước thực hiện quý IV doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 1.143 tỷ đồng, tăng 32,36% so với quý cùng kỳ. Tính chung, trong năm 2023, doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 3.845 tỷ đồng, tăng 28,06%,…
9.2. Vận tải hành khách và hàng hóa
9.2.1. Vận tải hành khách
- Khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 1 triệu lượt hành khách, tăng 1,36% so với tháng trước, tăng 48,96% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 80 triệu lượt hành khách.km, tăng 0,86%, tăng 26,72%.
- Ước thực hiện quý IV, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 3 triệu lượt hành khách, tăng 49,13% so với quý cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 236 triệu lượt hành khách.km, tăng 27,08%.
- Tính chung trong năm 2023, khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 12 triệu lượt hành khách, tăng 47,89% so với cùng kỳ; khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 850 triệu lượt hành khách.km, tăng 20,48%.
9.2.2. Vận tải hàng hóa
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 2 triệu tấn, tăng 2,96% so với tháng trước, tăng 29,66% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 139 triệu tấn.km, tăng 3,2%, tăng 35,03%.
- Ước thực hiện quý IV, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 6 triệu tấn, tăng 29,97% so với quý cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 399 triệu tấn.km, tăng 32,19%.
- Tính chung trong năm 2023, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 21 triệu tấn, tăng 25,03% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 1.335 triệu tấn.km, tăng 23,08%.
9. Công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ
9.1. Lĩnh vực chuyển đổi số
Với mục tiêu Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp một cách thực chất và hiệu quả; hướng tới việc hình thành công dân số, xã hội số. Đến nay, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã đạt được một số kết quả nổi bật sau:
9.1.1. Về Chính quyền số
- 100% các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số. Các cơ quan tiếp tục sử dụng hiệu quả các hệ thống dùng chung của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành từ cấp tỉnh tới cấp xã.
- Tỉnh đã tổ chức Lễ phát động thi đua chuyển đổi số - Năm dữ liệu số Tuyên Quang năm 2023 và ra mắt ứng dụng Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang (Tuyên Quang ID) nhằm nâng cao năng lực hoạt động, cung cấp dịch vụ nghiệp vụ của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với công dân, doanh nghiệp và đẩy mạnh quá trình sử dụng dịch vụ công của tỉnh; triển khai nhiều giải pháp trọng tâm trong việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh, phấn đấu xếp hạng trong top 35 của cả nước về chuyển đổi số; cùng với đó là phấn đấu nâng Chỉ số đánh giá chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang xếp trong top 45/63 tỉnh, thành phố.
- Đến hết tháng 10/2023, tỉnh đã cung cấp 1.848 dịch vụ hành chính công trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, số DVCTT một phần: 686 dịch vụ, đạt 37,1%; DVCTT toàn trình: 1.094 dịch vụ, đạt 59,2%; Dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến: 68 dịch vụ; đạt 3,7%.
9.1.2. Về Hạ tầng số
- Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp xã tiếp tục được phát triển, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn kết nối các hệ thống thông tin phục vụ Chính quyền số. Đến nay, mạng đã kết nối đến 100% cấp huyện, 100% cấp xã trên toàn tỉnh.
- Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh gồm 169 điểm cầu đã kết nối các điểm cầu từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Ngoài ra, tỉnh đã mở rộng, kêt nối với 1 số điểm cầu của các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cùng tham gia hệ thống.
9.1.3. Về Dữ liệu số
- Tỉnh đã triển khai chức năng kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh để người dân, doanh nghiệp chỉ phải cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện DVCTT.
- Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Tuyên Quang có 18 dịch vụ dữ liệu trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) và Nền tảng trao đổi dữ liệu quốc gia (VDXP) đã được kết nối qua nền tảng LGSP của tỉnh (trong đó có 08/08 cơ sở dữ liệu chuyên ngành và cơ sở dữ liệu dùng chung). Các cơ quan đang khai thác, sử dụng có hiệu quả các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ tại địa phương.
9.2. Công tác thực hiện Đề án 06 của Chính phủ
Với mục tiêu xác định việc triển khai thực hiện Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị; tỉnh đã tập trung xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại, đảm bảo an ninh, an toàn; tiếp tục cung cấp các DVC trực tuyến gắn trực tiếp với người dân, doanh nghiệp để tập trung triển khai thực chất, thuận lợi, kịp thời, hiệu quả; dữ liệu phải được làm sạch, bổ sung và cập nhật theo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống” được kết nối đồng bộ vào cơ sở dữ liệu dân cư phục vụ 05 nhóm tiện ích Đề án 06; thành lập các Tổ công tác triển khai Đề án 06 các cấp tiếp tục duy trì chế độ giao ban định kỳ hằng tháng nhằm đánh giá những kết quả đã thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, kiểm đếm những nội dung còn chậm tiến độ hoặc chưa hoàn thành theo kế hoạch đề ra; trên cơ sở đó định hướng và có chỉ đạo nhằm khắc phục khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả công tác triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, từng bước đưa những lợi ích thiết thực của Đề án đến với người dân.
10. Về du lịch
Năm 2023, đã tổ chức thành công các sự kiện quảng bá, thu hút khách du lịch đến với tỉnh như: Khai mạc năm du lịch tỉnh Tuyên Quang năm 2023 và trao "Giải thưởng phong cảnh thành phố Châu Á" cho "Quảng trường Nguyễn Tất Thành - Tinh hoa của núi rừng" và Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế lần thứ II - năm 2023; tham gia chương trình giới thiệu xúc tiến điểm đến du lịch 8 tỉnh Đông Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023, xúc tiến điểm đến tại Hội nghị 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng tại Cần Thơ; hội nghị truyền thông về Khai mạc năm du lịch tỉnh Tuyên Quang và Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế lần thứ II - năm 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh; chương trình Du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XIV và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023; liên hoan các Làng Văn hoá du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc,… với nhiều hoạt động quảng bá điểm đến của tỉnh, những hoạt động trên được đánh giá sáng tạo, phát huy hiệu quả rất tích cực và rõ nét trong việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu hình ảnh miền đất, văn hóa, con người và các sản phẩm du lịch hấp dẫn của Tuyên Quang đến với đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy du lịch của tỉnh ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các sản phẩm mới lạ, độc đáo. thu hút đầu tư của doanh nghiệp du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù trong thời gian tới. Từ đó tạo ra những tour du lịch hấp dẫn, dịch vụ tối ưu, điểm đến mới lạ cho du khách.
Tổng số cơ sở lưu trú toàn tỉnh hiện có 421 cơ sở lưu trú, 4.341 phòng, 6.208 giường, trong đó có 33 khách sạn từ 1 đến 4 sao; trên 250 nhà hàng ẩm thực; 13 công ty, văn phòng và đại lý lữ hành đang hoạt động đưa, đón phục vụ khách du lịch đến Tuyên Quang.
Trong tháng các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 66.000 lượt khách du lịch; tổng thu từ khách du lịch đạt 80 tỷ đồng (nâng tổng số 12 tháng năm 2023, thu hút được 2.650.000 lượt khách du lịch đạt 106 % kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ; tổng thu từ khách du lịch đạt 3.200 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch, tăng 29% so với cùng kỳ).
II. LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Về lao động việc làm
Năm 2023, đã tạo việc làm cho 25.953 người, đạt 117% kế hoạch năm 2023, tăng 4% so cùng kỳ năm 2022, trong đó: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế tại tỉnh 16.610 người; đi làm việc tại các tỉnh, thành phố trong nước 8.282 người; đi làm việc ở nước ngoài 1.061 người.
2. Đời sống dân cư
Năm 2023, tình hình đời sống dân cư trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định. Tuy nhiên, giá các mặt hàng thiết yếu như giá điện điều chỉnh tăng, giá xăng, dầu, giá các loại lương thực, thực phẩm và giá nhiều mặt hàng tiêu dùng tăng theo, thế nhưng thu nhập của người dân lại giảm do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 kéo dài trong hơn hai năm qua, dẫn đến chi phí sinh hoạt tăng, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ gia đình, đặc biệt là nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình, người dân dần thắt chặt chi tiêu hơn cho tiêu dùng cá nhân. Điều này phần nào đã thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng khi kinh tế ngày càng eo hẹp và khó khăn trong việc chi tiêu. Tại một số chợ truyền thống, siêu thị, không ít khu vực bán hàng phải tạm đóng cửa do vắng bóng người mua.
Các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể đã quan tâm chăm lo Tết cho người lao động, đã phần nào giúp đời sống của những người hưởng lương trong dịp Tết được ổn định hơn. Mức thưởng bình quân cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp: Thưởng Tết Dương lịch 2023: Mức thưởng bình quân cho người lao động của doanh nghiệp có kế hoạch thưởng: 1.000.000/người; Thưởng Tết Nguyên đán Quý Mão 2023: Mức thưởng bình quân cho người lao động của doanh nghiệp có kế hoạch thưởng: 3.780.000đ/người. Dù vậy, tiền lương trong khu vực doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động. Phần lớn người lao động trông chờ vào tiền lương hàng tháng để chi trả cho sinh hoạt, tuy nhiên tiền lương của người lao động nhiều khi không đảm bảo được chi tiêu cho đời sống sinh hoạt của gia đình.
Tình hình tiền lương, thu nhập của đa số cán bộ, công nhân, công chức, viên chức về cơ bản tiếp tục ổn định. Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở đã chính thức tăng từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng. Mức tăng lương cơ sở kỳ này được đánh giá là khá cao so với các đợt tăng trước.
Nhìn chung, đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh năm 2023, cơ bản ổn định và từng bước được cải thiện hơn, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần dần được phục hồi và đi vào ổn định, người lao động có việc làm và thu nhập ổn định đã đảm bảo phần nào cho nhu cầu cuộc sống.
3. Công tác người có công, giảm nghèo, bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội
3.1. Công tác đối với người có công với cách mạng
Tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công; đẩy mạnh thực hiện các phong trào, hoạt động "Đền ơn, đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công,… các cơ, quan tổ chức đã vận động, huy động nguồn lực từ các tổ chức cá nhân để hỗ trợ, giúp đỡ người có công với cách mạng sửa chữa và làm mới nhà ở. Kết quả đã hỗ trợ 53 hộ gia đình người có công với cách mạng làm mới và sửa chữa nhà ở, số tiền hỗ trợ trên 1,6 tỷ đồng.
3.2. Công tác giảm nghèo bền vững, bảo trợ xã hội và phòng chống các tệ nạn xã hội
- Tỉnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. Trải qua 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, toàn tỉnh đã có 4.519 hộ nghèo được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở với tổng kinh phí huy động hơn 568 tỷ đồng, đạt hơn 118% kế hoạch đề ra của cả giai đoạn. Trong đó, đã hoàn thành xóa 56 nhà ở tạm, dột nát cho hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng; 1.377 nhà cho hộ nghèo tại các xã phấn đấu về đích nông thôn mới; hỗ trợ xóa nhà ở tạm, dột nát cho 140 hộ nghèo từ bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.
- Trong thời gian qua, với sự quyết liệt chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của người nghèo, sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh, công tác giảm nghèo của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực; đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 14,09%, hộ cận nghèo giảm còn 6,78%, toàn tỉnh hiện không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
- Công tác chăm lo cho các đối tượng chính sách xã hội cũng được tỉnh hết sức quan tâm, chú trọng, duy trì chi trả trợ cấp thường xuyên cho trên 38.000 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng. Kịp thời hỗ trợ lượng thực cho các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu lương thực nhân dịp Tết Nguyên đán Quỹ Mão và dịp giáp hạt năm 2023 cho trên 10.864 hộ với 33.809 nhân khẩu, tổng số gạo hỗ trợ là 507.135 kg. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng triển khai các hoạt động thăm, tặng quà các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.
- Về điều trị cai nghiện và quản lý sau cai nghiện: Duy trì và thực hiện có hiệu quả công tác điều trị, quản lý cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh và triển khai các biện pháp hỗ trợ người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng. Từ đầu năm đến nay Cơ sở cai nghiện ma tuý tỉnh đã tiếp nhận 100 học viên (cai nghiện bắt buộc 98 học viên, cai nghiện tự nguyện 04 học viên); cấp giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện cho 66 học viên; thanh lý hợp đồng cai nghiện tự nguyện 03 học viên. Tại thời điểm báo cáo Cơ sở đang quản lý 170 học viên (có mặt 164 học viên; trốn cai 05 học viên; đi viện 01 học viên).
4. Hoạt động giáo dục và đào tạo
Thời gian qua, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho học sinh, sinh viên, tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử; phòng, chống dịch bệnh, bạo lực học đường, phòng, chống tai nạn thương tích; phòng, chống các tệ nạn xã hội; bảo vệ trẻ em,... góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, lành mạnh. Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt chỉ tiêu đề ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tiếp tục được bổ sung. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, đẩy mạnh; giáo dục ngoài công lập bước đầu được khuyến khích phát triển.
Năm học 2023 - 2024 là năm thứ 4 triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 với nhiều khó khăn, thách thức. Song với quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra, tỉnh đang triển khai các giải pháp nhằm đổi mới căn bản, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, chất lượng giáo dục đại trà có bước phát triển đáng khích lệ; điểm trung bình kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2023 - 2024 cao hơn so với năm học trước; điểm trung bình kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh năm 2023 xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố, xếp thứ 3/14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Chất lượng giáo dục mũi nhọn của tỉnh từng bước được nâng lên, năm 2023, tỉnh Tuyên Quang xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố về chất lượng giải học sinh giỏi quốc gia; có 01 dự án Khoa học kỹ thuật được Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ,...
5. Hoạt động y tế
- Về công tác khám chữa bệnh: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến. Tổ chức kiểm tra giám sát công tác khám chữa bệnh ở một số Bệnh viện, Trạm Y tế xã nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh, đặc biệt là khám chữa bệnh BHYT thanh toán theo giá dịch vụ y tế mới. Tổng số lượt khám bệnh. Ước thực hiện trong năm 2023 đạt 1.192.444 lượt người. Trong đó: Bệnh viện tuyến tỉnh: 295.421 lượt, Trung tâm Y tế huyện, Thành phố: 453.067 lượt, Bệnh viện Đa khoa khu vực: 49.318 lượt, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn: 394.638 lượt. Công suất sử dụng giường bệnh tại Bệnh viện tuyến tỉnh: 115,8%, Trung tâm Y tế huyện: 99,1% và Bệnh viện Đa khoa khu vực: 71,0%. Ngày điều trị trung bình tại Bệnh viện tuyến tỉnh: 7,4 ngày, Trung tâm Y tế huyện: 6,9 ngày, Bệnh viện Đa khoa khu vực: 5,8 ngày.
- Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng đã được tỉnh triển khai bằng nhiều giải pháp như: Tăng cường công tác truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai công tác hậu kiểm chất lượng, giám sát các mối nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng ATVSTP trên địa bàn toàn tỉnh; đã tiến hành kiểm tra, giám sát tại 4.641 lượt, đạt 95,3% kế hoạch; số cơ sở được kiểm tra: 2.491, xử lý 75 cơ sở vi phạm các quy định về ATVSTP; thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho 145 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các huyện, thành phố, đạt 112,4% kế hoạch. Trong năm 2023, toàn tỉnh đã ghi nhận 07 vụ ngộ độc thực phẩm với 35 người mắc; 02 trường hợp tử vong do ngộ độc Alkaloid “cây lá ngón”. Công tác điều tra, xử lý, báo cáo đã được thực hiện theo quy định.
6. Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao
- Lĩnh vực văn hoá: Tổ chức thành công các hoạt động, sự kiện văn hóa, nghệ thuật chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, nổi bật, như: Tổ chức thành công Chương trình Chào Xuân Quý Mão năm 2023; các hoạt động Khai mạc Không gian văn hóa Hồ Chí Minh kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 – 2023); khai mạc Hội báo Xuân Quý Mão và phát động Giải báo chí toàn quốc về Xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ VIII năm 2023; Khai mạc năm du lịch tỉnh Tuyên Quang và Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế lần thứ II - năm 2023 tại Tuyên Quang; Chương trình hợp tác phát triển du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023; Liên hoan các Làng văn hóa du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc năm 2023.... Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai.
- Lĩnh vực thể dục, thể thao: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ''Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại''. Tổ chức thành công 14 giải thể thao cấp tỉnh. Duy trì hoạt động 6 lớp đội tuyển năng khiếu với 30 vận động viên; 7 lớp đội tuyển trẻ với 68 vận động viên; 03 lớp đội tuyển tỉnh với 20 vận động viên.
7. Một số hoạt động khác
- Tỉnh đã tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2023 và phát động đợt thi đua cao điểm, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Trong đợt giao quân năm nay, toàn tỉnh có 1.275 công dân nhập ngũ. Trong đó, có 1.050 công dân nhập ngũ vào các đơn vị quân đội, 225 công dân tham gia nghĩa vụ công an, có 02 tân binh là đảng viên; 8 tân binh có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng, trung cấp; tân binh là dân tộc thiểu số chiếm gần 70%; độ tuổi trung bình 19 tuổi.
- Đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng kế hoạch các xã điển hình về Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại 10 xã trên địa bàn toàn tỉnh và kế hoạch xây dựng 01 Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị năm 2023.
- Tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 325/QĐ-TTg ngày 30/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Theo định hướng đến năm 2050, Tuyên Quang là tỉnh phát triển, thu nhập cao của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, có môi trường xã hội văn minh, hiện đại, sáng tạo, dân chủ. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển xanh, công nghiệp sinh thái, thông minh; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh và Ban Tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ huyện Sơn Dương diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2023. Kết thúc diễn tập Ban Chỉ đạo Quân khu II đánh giá cuộc diễn tập Khu vực phòng thủ tỉnh Tuyên Quang năm 2023 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
8. Tình hình an toàn giao thông, thiên tai và phòng chống cháy, nổ
8.1. Về an toàn giao thông
- Trong tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 8 người chết và làm bị thương 7 người. So với tháng trước tăng 25% về số vụ tai nạn, số người chết tăng 100%, số người bị thương giữ nguyên. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 7,14%, số người chết tăng 60%, số người bị thương giảm 58,82%.
- Trong quý IV, toàn tỉnh đã xảy ra 38 vụ tai nạn giao thông, làm chết 15 người và làm bị thương 28 người. So với cùng quý năm trước: Số vụ tai nạn giao thông giảm 5% (giảm 02 vụ); số người chết giảm 11,76% (giảm 02 người); số người bị thương giảm 28,21% (giảm 11 người).
- Tính chung trong 12 tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 167 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 55 người chết và làm bị thương 141 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 72,16%, số người chết tăng 52,78%; số người bị thương tăng 62,07%.
8.2. Về cháy nổ
Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy, nổ nào. Tính chung trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 04 vụ cháy, làm bị thương 05 người, thiệt hại ước tính trên 2,39 tỷ đồng.
8.3. Thiệt hại do thiên tai
Từ đầu năm đến nay, tình hình thiên tai tiếp tục diễn biến cực đoan, bất thường trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra trên 13 đợt thiên tai. Mưa lớn kèm theo dông lốc trên diện rộng đã gây ra những thiệt hại về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và đời sống của nhân dân, cụ thể như sau:
- Thiệt hại về người và nhà ở: 01 người bị thương; trên 387 nhà bị hư hỏng, thiệt hại (trong đó 01 nhà hỏng hoàn toàn).
- Thiệt hại về nông nghiệp và công trình giao thông: Trên 85,96 ha lúa bị ảnh hưởng, 728,18 ha ngô, rau màu bị thiệt hại, 7,75 ha cây ăn quả bị gãy đổ, 27,6 ha cây lâm nghiệp bị ảnh hưởng, 06 con bò, 05 con lợn và 1.060 con gia cầm bị thiệt hại và 7,56 ha ao bị tràn bờ,…
- Thiệt hại khác: 02 công trình thuỷ lợi bị hư hỏng, 137 m kênh mương bị sạt, trôi, hư hỏng, 9.336 m3 đất đá sạt lở gây hư hỏng đường giao thông, 01 tuyến đường dây 35 Kv và 15 cột điện bị hư hỏng; 04 điểm trường bị hư hỏng, tốc mái và cuốn trôi và hư hỏng nhiều công trình giao thông khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ước tính tổng giá trị thiệt hại trên 4.110,7 triệu đồng.
Sau khi các đợt thiên tai xảy ra, chính quyền tại các địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ, hỗ trợ người dân dọn dẹp nhà cửa; thu dọn tài sản, lợp lại nhà cho các hộ bị thiệt hại, khẩn trương khắc phục các các tuyến giao thông bị sạt lở; đồng thời, sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó và hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống, bảo đảm an toàn tuyệt đối tài sản và tính mạng của người dân.
9. Đánh giá chung
Đánh giá chung, Năm 2023, mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; tuy nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn duy trì đà tăng trưởng và đạt được nhiều kết quả tích cực: Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định tốc độ tăng trưởng GRDP ước tăng 7,46%, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; tập trung thu hút được các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội,... Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn, thách thức: Một số sản phẩm công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh còn đạt thấp so với kế hoạch, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thiếu đơn hàng, giá xăng dầu, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải còn ở mức cao, áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật tại các thị trường xuất khẩu…, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động, một số khoản thu ngân sách còn đạt thấp ảnh hưởng đến cân đối ngân sách địa phương; tình hình giải ngân vốn đầu tư công, tiến độ triển khai thực hiện Chương trình phục hồi phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm,...
10. Một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế xã hội năm 2024
Với quyết tâm hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đã đề ra trong năm 2024 và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch cần phải tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
Một là, chủ động, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công,; đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, đẩy nhanh tiến độ dự án dự án cầu Xuân Vân huyện Yên Sơn, cầu Bạch Xa huyện Hàm Yên, xây dựng Trường THPT Chuyên tại địa điểm mới; dự án đường từ thành phố Tuyên Quang đi suối khoáng Mỹ Lâm, dự án Flamingo Tân Trào, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại địa điểm mới,... Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công được giao theo kế hoạch năm 2024; Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; các Chương trình mục tiêu Quốc gia: Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,... nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hai là, Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại sản xuất ngành nông, nghiệp, thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, liên kết theo chuỗi giá trị, phát triển bền vững gắn với công nghiệp chế biến, tập trung vào các vùng sản xuất hàng hóa, sản phẩm chủ lực hiện có của tỉnh. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân. Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2035; mở rộng diện tích rừng gỗ lớn; duy trì tổ chức cấp mới chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC. Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ rừng và cảnh báo phòng cháy chữa cháy rừng, nâng cao năng lực kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng. Thực hiện “Đề án xây dựng Tuyên Quang trở thành Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trung tâm sản xuất và chế biến gỗ” sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ba là, Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phát triển công nghiệp, xây dựng với trọng tâm vào các ngành mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế như: Công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, da giày, điện tử,… đôn đốc tiến độ và kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án công nghiệp trọng điểm, để các dự án sớm hoàn thành đầu tư đưa vào sản xuất, nhằm gia tăng sản lượng và đóng góp thêm các sản phẩm công nghiệp mới và có phương án bù đắp các sản phẩm thiếu hụt, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu sản xuất công nghiệp theo kế hoạch.
Bốn là, Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ,... Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, như: hệ thống siêu thị, hệ thống cửa hàng tự chọn, chợ trung tâm các huyện; tập trung vào hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nền tảng, phát triển dữ liệu; ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Nâng cao chất lượng vận tải hành khách đường bộ, nhất là các tuyến vận tải nội tỉnh. Làm tốt công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hệ thống giao thông; quản lý và phát triển các phương tiện vận tải, đáp ứng yêu cầu đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân.
Năm là, tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2023; tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; rà soát, xác định chính xác những nguồn thu còn tiềm năng, nguồn thu chưa khai thác hết, còn dư địa để tổ chức thực hiện, khai thác tăng thu, bù đắp các khoản hụt thu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN; đôn đốc thu đối với số thuế được gia hạn đến hạn phải nộp vào NSNN; đẩy nhanh công tác hoàn thuế, đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng và theo đúng quy định, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Sáu là, triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ về các gói hỗ trợ hồi phục kinh tế như: Hỗ trợ lãi suất 2%/năm thuế giá trị gia tăng đối với tất cả nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10% xuống còn 8%, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024,... Đây là những giải pháp rất cần thiết, là nguồn lực đáng kể để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước.
CỤC THỐNG KÊ TỈNH TUYÊN QUANG
Tin tức khác
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và 12 tháng năm 2022 tỉnh Tuyên Quang
(30/12/2022)
THÔNG BÁO
Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 01/02/2023 của Chính p...
Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính ...
Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 01/4/2022 của UBND tỉnh về vi...
Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/2/2022 của Bộ trưởng Bộ T...
Lịch tiếp công dân
Văn bản số 2068/UBND - THVX ngày 22/5/2023 của Ủy ban n...
Quyết định 43 về Điều chỉnh thời gian công bố lịch phổ biến ...
Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 về bảo vệ dữ liệu ...
Lich phổ biến thông tin thống kê năm 2024
Quyết định số 484/QĐ-UBND ngày 12/8/2022 của UBND tỉnh Về vi...
Chỉ thị số 07/CT-TTg Về việc tăng cường công tác thống kê Nh...
Quyết định số 648/QĐ-TCTK ngày 16/6/2022 của Tổng cục Thống...
Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh về v...
Văn bản số 1695/UBND - TH ngày 01/6/2022 của UBND tỉnh Về vi...
ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động ngành
Thiên nhiên Tuyên Quang
Tổng điều tra
Điều tra thường xuyên
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC
Phòng Thống kê Tổng hợp
Phòng Thống kê Kinh tế
Phòng Thống kê Xã Hội
Phòng Thu thập Thông tin Thống kê
Phòng Tổ chức - Hành chính
LIÊN KẾT WEBSITE